Quốc gia thành viên NATO có động thái chuẩn bị nhân lực trong tình huống chiến tranh

Tất cả dân thường ở Lithuania có thể tham gia các đơn vị dự bị, Bộ trưởng Quốc phòng nước này tuyên bố.

Binh sĩ quân đội Lithuania.

Binh sĩ quân đội Lithuania.

Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Laurynas Kasciunas nói với các phóng viên hôm 12/4 rằng quốc gia đang thành lập các trung tâm huấn luyện quân sự thường trực trên toàn quốc nhằm chuẩn bị nhân lực phục vụ ở hậu phương trong tình huống xảy ra chiến tranh, theo RT.

Tổng cộng sẽ có 27 trung tâm huấn luyện như vậy đi vào hoạt động trong năm tới. Các trung tâm được đặt ở thành phố lớn nhằm “chuẩn bị sẵn sàng cho công chúng và gửi thông điệp răn đe tới đối phương”, ông Kasciunas nói.

Bộ Quốc phòng Lithuania kì vọng các trung tâm huấn luyện sẽ là cầu nối giữa lực lượng quân đội chính quy và những người dân sẵn sàng đứng lên bảo vệ quốc gia nếu có xung đột xảy ra.

“Chúng tôi đang nói về thực tế là công chúng sẽ biết phải đi đâu nếu muốn đóng góp vào việc bảo vệ quê hương đất nước”, ông Kasciunas giải thích.

Ông Kasciunas làm rõ thêm mục đích thành lập các đơn vị dân quân bảo vệ lãnh thổ này là nhằm “chiến đấu chống lại các nhóm khác nhau, bảo vệ các đối tượng và thực hiện các nhiệm vụ khác”.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania, khoảng 10.600 thành viên lực lượng dự bị dân sự, khoảng 2.000 binh sĩ dự bị và 800 thành viên của lực lượng tình nguyện dự kiến sẽ do các trung tâm huấn luyện quản lý. Ông Kasciunas nói tất cả người dân đủ điều kiện có thể gia nhập và rằng “ai cũng có vai trò”.

Đầu tuần này, Đức đã điều đơn vị quân đội đầu tiên tới Lithuania như một phần trong kế hoạch triển khai một lữ đoàn thiết giáp đóng quân thường trực tại quốc gia vùng Baltic này. Theo kế hoạch, lữ đoàn gồm 5.000 binh sĩ Đức sẽ đóng quân cách biên giới với Belarus - đồng minh chủ chốt của Nga - chưa đầy 20km. Lithuania cũng có đường biên giới giáp vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga.

Lithuania là quốc gia thành viên NATO nằm ở tuyến đầu nếu xung đột Nga – NATO nổ ra. Quốc gia này có số dân khiêm tốn chỉ vào khoảng 2,8 triệu người.

Nga coi việc NATO tăng quân tới sát biên giới là hành động khiêu khích và là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, theo RT.

Ngày 10-4, Nhật báo Türkiye đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ triển khai các hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga tới biên giới với Iraq vào cuối tháng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN