Quốc gia lột xác từ đói ăn trở thành nước siêu giàu dùng điều hòa làm mát cả ở ngoài trời

Nhiệt độ ở Qatar đang tăng cao đến mức khắc nghiệt, khiến vương quốc giàu có này quyết định lắp điều hòa cho cả ở khu vực ngoài trời, bao gồm đường phố và các khu chợ.

Điều hòa nhiệt độ được lắp bên trong sân vận động ở Qatar.

Điều hòa nhiệt độ được lắp bên trong sân vận động ở Qatar.

Đầu thế kỷ 20, Qatar từng là một quốc gia nghèo ven biển. Cảnh người dân đói ăn, suy dinh dưỡng và bệnh tật là điều thường thấy trong những con phố tiêu điều, dơ dáy ở thủ đô Doha. Kinh tế Qatar có cải thiện khi phát hiện mỏ dầu ngoài khơi vào những năm 1950 và lột xác từ năm 1995 sau khi Sheik Hamad bin Khalifa Al-Thani đảo chính cướp ngôi vua cha. 

Sheik Hamad đưa ra đường hướng phát triển mới cho Qatar dựa vào hoạt động khoan thăm mỏ khí đốt ở phía bắc, nhanh chóng xây dựng hàng loạt nhà máy khai thác. Trong vòng 15 năm sau đó, thu nhập bình quân đầu người của Qatar tăng đột biến, và chính phủ cũng đưa giải pháp khác phát triển nhau để không lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.

Theo Independent, Qatar là một trong những nơi nóng nhất thế giới, với nhiệt độ vào mùa hè lên tới 46 độ C. Để đối phó với tình trạng này, Qatar ngày nay có giải pháp mới: Điều hòa sẽ được lắp đặt rộng khắp đất nước, từ vỉa hè đến các trung tâm mua sắm ngoài trời.

Nhưng đây chỉ là biện pháp tình thế vì Qatar không thể làm mát cả đất nước bằng cách cho điều hòa chạy hết công suất ở ngoài trời. Lượng điện tiêu thụ tăng vọt cũng sẽ khiến tốc độ đốt cháy nhiên liệu hóa thạch nhanh hơn, tỏa  ra nhiều khí thải nhà kính làm Trái đất ấm lên hơn.

Qatar hiện là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới tính theo đầu người, theo Ngân hàng Thế giới, gần gấp 3 lần Mỹ và gần 6 lần so với Trung Quốc. Quốc gia lột xác từ đói ăn trở thành nước siêu giàu dùng tới 60% lượng điện của đất nước cho mục đích làm mát.

Ở Ấn Độ hay Trung Quốc, điều hòa nhiệt độ chỉ tiêu thụ dưới 10% mức độ sử dụng điện trên cả nước.

Năng lực làm mát của Qatar đang tăng lên, nghĩa là lượng phát thải nhà kính cho đến năm 2030 cũng tăng gấp đôi.

“Nếu tắt điều hòa, sẽ không thể chịu nổi. Bạn không thể làm gì cho ra hồn được”, Yousef al-Horrm, người sáng lập tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Vùng vịnh, nói.

Qatar siêu giàu nhờ dầu mỏ nhưng khí hậu hết sức khắc nghiệt.

Qatar siêu giàu nhờ dầu mỏ nhưng khí hậu hết sức khắc nghiệt.

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng ở Trung Đông, một số thành phố sẽ trở nên nóng đến mức không sống nổi, Mohammed Ayoub, nhà nghiên cứu môi trường Qatar, nói. “Chúng tôi nói đến mức tăng 4-6 độ C ở những nơi nhiệt độ đã đạt ngưỡng cao kỷ lục”.

Điều nguy hiểm đi  kèm với nhiệt độ cao là độ ẩm. Độ ẩm cao khiến con người mất nước nhanh hơn. “Nếu nắng nóng và độ ẩm đạt mức cao, bạn thậm chí có thể chết vì chính nhiệt lượng mà bạn tỏa ra”, chuyên gia Jos Lelieveld nói.

Nhiệt độ trung bình ở Qatar đã tăng thêm 2 độ C so với trước thời kỳ công nghiệp.

Ở các khu chợ, nhà hàng, khách sạn, điều hòa cỡ lớn để thổi thẳng ra ngoài trời để giúp khách hàng cảm thấy thoải mái hơn. Qatar cũng lên kế hoạch trồng hàng triệu cây để lấy bóng mát, trước khi hàng triệu du khách đổ đến quốc gia Trung Đông này xem World Cup 2022.

“Trong bối cảnh môi trường toàn cầu ngày càng khắc nghiệt. Việc sống hoàn toàn trong phòng kín có lẽ sẽ là cách duy nhất để tồn tại”, một công dân Mỹ gốc Qatar, Sophia al-Maria, nói. “Đó có thể sẽ là tương lai của vùng Vịnh”.

Vị ”thánh” đưa Qatar nghèo nàn thành giàu nhất thế giới

Chỉ trong 18 năm, sản lượng dầu mỏ Qatar khai thác đã lên tới 77 triệu thùng dầu/năm, biến nước này thành “tay chơi máu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Independent ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN