Quốc gia láng giềng Nga tuyên bố không muốn trở thành "Ukraine thứ hai"

Thủ tướng Gruzia (Gerogia) Irakli Kobakhidze gần đây nói quốc gia cần được bảo vệ khỏi những thế lực bên ngoài muốn kích động "cách mạng Maidan ở Gruzia".

Người biểu tình chặn lối vào tòa nhà Quốc hội Gruzia vào ngày 14/5/2024.

Người biểu tình chặn lối vào tòa nhà Quốc hội Gruzia vào ngày 14/5/2024.

Phát biểu hôm 22/5, ông Kobakhidze nói quốc gia cần dự luật "đặc vụ nước ngoài" để kiểm soát ảnh hưởng từ bên ngoài và tránh lặp lại tình cảnh như ở Ukraine, trong đó phương Tây biến Kiev thành chiến trường để đối phó Nga, theo RT.

Đạo luật gây tranh cãi mang tên "đặc vụ nước ngoài" hay "minh bạch về ảnh hưởng của nước ngoài" sẽ yêu cầu các tổ chức phi chính phủ, cơ quan truyền thông và cá nhân nhận hơn 20% nguồn tài trợ từ nước ngoài phải đăng ký với tư cách là thực thể "thúc đẩy lợi ích của một thế lực bên ngoài". Các tổ chức và cá nhân cũng được yêu cầu công khai thông tin về nhà tài trợ.

Ông Kobakhidze mô tả quốc gia hiện đang xảy ra "những cơn sóng ngầm", trong đó ảnh hưởng của bên ngoài như dòng nước chảy mà không bị cản trở. Các thế lực bên ngoài có thể dễ dàng gây bất ổn ở Gruzia bằng cách lôi kéo những người phản đối chính sách của chính phủ và liên kết những người này thành mô hình tổ chức.

Đến một mức nào đó, các tổ chức như vậy có thể lật đổ chính phủ, giống như những gì xảy ra ở Ukraine vào năm 2014 do tác động từ phương Tây. Đó là lý do Gruzia cần thông qua đạo luật gây tranh cãi, ông Kobakhidze nói.

"Chúng tôi cần sự minh bạch, chúng tôi không thể để trình trạng các thế lực bên ngoài ngấm ngầm can thiệp vào Gruzia, một cuộc "cách mạng Maidan ở Gruzia" sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng. Điều mà chúng tôi không thể chấp nhận", ông Kobakhidze nói.

"Có một bộ phận người muốn cách mạng Maidan diễn ra ở Gruzia, muốn Gruzia trở thành mặt trận thứ hai chống Nga. Chúng tôi không muốn như vậy", ông Kobakhidze nói thêm.

Dự luật gây tranh cãi đã được Quốc hội Gruzia do đảng cầm quyền chiếm đa số ghế thông qua vào tuần trước. Dự luật sau đó bị Tổng thống Gruzia bác bỏ. Nhưng Quốc hội Gruzia có quyền bác phủ quyết của tổng thống bằng một cuộc bỏ phiếu mới.

Phát biểu trước một ủy ban Quốc hội Mỹ vào ngày 22/5, Ngoại trưởng Antony Blinken nói Washington sẽ hành động nếu dự luật gây tranh cãi ở Gruzia chính thức có hiệu lực.

Gruzia là quốc gia láng giềng phía nam của Nga, từng xảy ra xung đột với Nga vào năm 2008. Chính phủ Gruzia hiện tại duy trì lập trường trung lập, không áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga nhưng vẫn muốn xích lại gần hơn với Liên minh châu Âu (EU).

Nguồn: [Link nguồn]

Tổng thống Gruzia (Georgia) Salome Zurabishvili hôm 18/5 đã phủ quyết dự luật mang tên "đặc vụ nước ngoài" gây tranh cãi trước làn sóng biểu tình của hàng chục ngàn người ở thủ đô Tbilisi trong hơn một tháng qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN