Quốc gia láng giềng chìm trong bạo loạn: Cơn "ác mộng" ngay trước mặt ông Putin?
Bất ổn chưa từng thấy ở quốc gia láng giềng là điều Moscow không hề mong muốn, hơn nữa lại xảy ra khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tập trung giải quyết căng thẳng với Mỹ và phương Tây về vấn đề Ukraine.
Ông Putin trong một cuộc gặp với cựu lãnh đạo Kazakhstan, Nursultan Nazarbayev, người từng là Tổng thống Kazakhstan từ năm 1990 đến năm 2019.
Làn sóng biểu tình lớn chưa từng thấy ở Kazakhstan, quốc gia có chung đường biên giới với Nga, đến nay đã bước sang ngày thứ 4 và chưa có dấu hiệu sẽ kết thúc.
Hôm 5.1, chính phủ Kazakshtan đồng loạt từ chức, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, yêu cầu liên minh quân sự do Nga dẫn đầu đưa quân đến hỗ trợ kiểm soát tình hình.
Trong khi giới siêu giàu Kazakshtan hối hả lên máy bay riêng rời quốc gia, cuộc bạo loạn bắt nguồn từ giá nhiên liệu leo thang vẫn diễn biến phức tạp.
Những người biểu tình quá khích đốt phá các tòa nhà chính quyền ở nhiều thành phố lớn. Tình trạng cướp bóc, phá hoại diễn ra phổ biến. Ít nhất 8 cảnh sát và vệ binh quốc gia thiệt mạng, trong khi hơn 300 người khác bị thương. Thương vong bên phía dân thường hiện chưa được xác định.
Theo báo Mỹ The Daily Beast, tình trạng bất ổn chưa từng thấy ở Kazakhstan là một cơn ác mộng mới với Tổng thống Nga Putin.
Lực lượng an ninh Kazakhstan đối phó trước làn sóng biểu tình phức tạp.
Người dân Kazakhstan yêu cầu chấm dứt ảnh hưởng của cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev, người từng nắm quyền trong suốt 3 thập kỷ. Năm 2019, ông Nazarbayev chỉ định Tokayev làm Tổng thống, nhưng vẫn giữ vai trò là Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia.
Nazarbayev là đồng minh lâu năm của ông Putin, mới tuần trước còn có chuyến thăm Moscow gặp ông Putin. Nhưng các vấn đề xã hội, tỉ lệ thấp nghiệp, đói nghèo, giá nhiên liệu tăng phi mã được coi là giọt nước tràn ly với một bộ phận người dân.
Hôm 5.1, Tổng thống Tokayev đã phải ký quyết định sa thải ông Nazarbayev khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia, như một động thái nhằm xoa dịu làn sóng biểu tình.
Đến chiều ngày 5.1, người biểu tình Kazakhstan đã chiếm sân bay quốc gia ở thủ đô Almaty, đột nhập vào dinh tổng thống và văn phòng thị trưởng. Đến sáng sớm ngày hôm sau, tình hình có phần lắng dịu khi cảnh sát nổ súng đẩy lùi đám ông biểu tình ở sân bay và dinh tổng thống.
Bạo loạn ở Kazakhstan chưa có dấu hiệu sẽ sớm chấm dứt.
“Chỉ mới vài ngày trước, không ai nghĩ tình trạng bạo loạn tồi tệ lại có thể xảy ra. Kazakhstan đã không kịp trở tay”, chuyên gia Sergei Markovcó mối quan hệ thân cận với Điện Kremlin, nói trên tờ The Daily Beast.
Moscow từ lâu coi Kazakhstan, nền kinh tế lớn nhất Trung Á, là đồng minh chiến lược hàng đầu. Kazakhstan là thành viên trong liên minh quân sự CSTO do Nga đứng đầu.
Quốc gia với 18 triệu dân này có tới gần 20% dân số là người Nga. Nga và Kazakshtan có chung đường biên giới dài tới 7.644km. Người dân hai nước có thể qua lại dễ dàng mà không cần visa.
Một Kazakhstan chìm trong bất ổn là điều Tổng thống Nga Vladimir Putin không hề mong muốn, tạo ra thêm trở ngại trong khi ông Putin đang tập trung giải quyết căng thẳng với Mỹ và phương Tây về vấn đề Ukraine, báo Mỹ The Daily Beast nhận định
Theo chuyên gia Markov, cuộc bạo loạn “không phải là cách mạng màu giống như Ukraine, cũng không phải là xung đột tôn giáo. Vấn đề là sự bất bình trong tầng lớp lao động ở quốc gia Trung Á, đặc biệt là với những người trẻ vốn đã phải chịu nhiều sức ép”.
Hôm 5.1, trong tuyên bố về tình hình ở Kazakhstan, Điện Kremlin nói “điều quan trọng là cần ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài”. Phát ngôn viên Điện Kremlin, Dmitry Peskov bày tỏ hy vọng rằng “Nga và Kazakshtan có thể sớm kiểm soát tình hình”.
Theo hãng thông tấn Nga TASS, Nga đã đồng ý thảo luận với Mỹ về tình hình bạo loạn ở Kazakhstan trong cuộc hội đàm sắp tới, dù vấn đề này nằm ngoài chương trình nghị sự.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev ngày 5.1 đã cầu cứu Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) trong bối cảnh tình...
Nguồn: [Link nguồn]