Quốc gia không hề có chiến đấu cơ, đổ tiền mua UAV của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Kể từ khi tách khỏi Liên Xô cách đây 30 năm, quốc gia nhỏ bé tại vùng núi ở Trung Á chưa từng có lực lượng không quân hoàn chỉnh.
Bayraktar TB2 gần đây được Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên sử dụng trong cuộc chiến với phe ly khai thân Nga ở miền đông.
Mới đây, Kyrgyzstan đang cố gắng khắc phục hạn chế này bằng cách đổ tiền mua các máy bay không người lái mang vũ khí của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
“Chúng tôi không mua máy bay không người lái (UAV) để gây chiến. Chúng tôi cần UAV để đảm bảo an ninh cho đất nước”, Thủ tướng Kyrgyzstan, Sadyr Japarov, nói, theo tạp chí Forbes.
Kyrgyzstan đặt mua UAV trong bối cảnh chưa đầy một năm sau khi xảy ra đụng độ quân sự với quốc gia láng giềng Tajikistan.
Cuộc đụng độ diễn ra 3 ngày trong tháng 4, khiến 36 binh sĩ Kyrgyzstanthiệt mạng.
“Chúng tôi không có bất kì một chiến đấu cơ nào cất cánh trong cuộc xung đột đó”, ông Japarov nói. “Giờ đây, chúng tôi đang tập trung mua các UAV”.
Hai ngày trước, Kamchybek Tashiev, Chủ tịch Ủy ban về An ninh Quốc gia Kyrgyzstan, tuyên bố đất nước đang đàm phán mua UAV vũ trang Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ và Orlan-10 của Nga.
Orlan-10 là UAV trinh sát, cung cấp tọa độ cho pháo binh tấn công.
Bayraktar TB2 trở thành tâm điểm chú ý vào năm 2020, khi chứng minh năng lực chiến đấu trong cuộc xung đột Armenia và Azerbaijan.
Bayraktar TB2 được thiết kế để mang theo tối đa 150kg vũ khí, bao gồm tên lửa dẫn đường mang đầu đạn nổ hoặc đầu đạn nhiệt áp.
Theo công ty tình báo Janes, “UAV Orlan-10 từng được sử dụng tại chiến trường Ukraine và Syria, cung cấp tọa độ để pháo binh tấn công và gây nhiễu sóng điện thoại”.
Sự kết hợp giữa hai loại UAV này giúp Kyrgyzstan chiếm ưu thế trong các cuộc xung đột tương lai ở biên giới.
Không quân Kyrgyzstan từng vận hành các tiêm kích MiG-21, nhưng đã trả lại Nga toàn bộ vào năm 1993. Không quân nước này hiện chỉ còn các trực thăng đa dụng Mi-8 và trực thăng tấn công Mi-24.
Kyrgyzstan là thành viên tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), được Nga hỗ trợ tuần tra an ninh biên giới. Nga hiện có một căn cứ quân sự ở thành phố Kant.
Mỹ cũng từng có căn cứ quân sự ở Kyrgyzstan. Nhưng căn cứ đã đóng cửa năm 2014, trước sức ép từ Nga.
Do không thể phụ thuộc hoàn toàn vào các quốc gia trong liên minh, cũng như có ngân sách quốc phòng hạn chế, việc Kyrgyzstan quay sang mua các UAV của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là điều hợp lý.
Trong cuộg xung đột cuối năm 2020, Azerbaijan sử dụng kết hợp giữa máy bay không người lái Harop của Israel và Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, từ đó cải thiện năng lực chiến đấu từ trên không, giúp giành thắng lợi trước Armenia.
Nguồn: [Link nguồn]
Video do quân đội Ukraine công bố gần đây, cho thấy cảnh máy bay không người lái phá hủy vũ khí Nga sản xuất ở miền đông...