Quốc gia hưởng lợi lớn nhất khi chính quyền Syria sụp đổ?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad không chỉ đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với địa chính trị khu vực mà còn mang lại lợi ích chiến lược đáng kể cho Thổ Nhĩ Kỳ. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, Ankara đang tận dụng tình hình để củng cố vị thế, hướng tới đạt được các mục tiêu quân sự và chính trị quan trọng.

Phe đối lập Syria nhận được sự ủng hộ đáng kể từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP.

Phe đối lập Syria nhận được sự ủng hộ đáng kể từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP.

Syria sụp đổ và “bàn tay vô hình” của Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có biên giới dài hơn 900 km với Syria, đã đóng vai trò quan trọng trong sự kiện lật đổ chính quyền ông Assad. Theo Didier Billion, chuyên gia am hiểu về Trung Đông tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Pháp (Iris), Ankara đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc tấn công quyết định của phe đối lập, dẫn đầu bởi tổ chức Hayat Tahrir al-Sham (HTS).

“Chúng tôi đã liên lạc với ông Assad và nói rằng: 'Hãy đến, chúng ta hãy cùng nhau quyết định tương lai của Syria'. Thật không may, chúng tôi đã không nhận được phản hồi tích cực". ông Erdogan từng nói. Đây được coi là động lực khiến Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm lật đổ chính phủ Syria.

Năm 2016 đánh dấu sự kiện đáng chú ý ở Syria khi quân đội chính phủ, dưới sự yểm trợ của Nga, đã giành lại thành phố Aleppo và trên đà tiến vào tỉnh Idlib – thành trì của phe nổi dậy.

Bắt đầu từ năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ triển khai khoảng 15.000 binh sĩ tại tỉnh Idlib. Đây là động thái nằm trong khuôn khổ thỏa thuận Astana giữa Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ còn giúp huấn luyện Lực lượng Quốc gia Syria (SNA) – một trong số nhiều nhóm nổi dậy có ảnh hưởng. SNA sử dụng vũ khí tương tự như quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với cơ cấu tổ chức tương đồng, nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong các chiến dịch quân sự (Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thường trực tiếp can thiệp vào tình hình Syria).

“Cuộc tiến công chớp nhoáng của phe đối lập có bàn tay của Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Billion nhận định. “Thổ Nhĩ Kỳ cũng tạo điều kiện cho HTS dù không chia sẻ chung mục tiêu tư tưởng”.

Loại bỏ mối đe dọa từ người Kurd

Lực lượng người Kurd ở Syria đáng đối mặt sức ép lớn từ phe đối lập và Thổ Nhĩ kỳ.

Lực lượng người Kurd ở Syria đáng đối mặt sức ép lớn từ phe đối lập và Thổ Nhĩ kỳ.

Một trong những ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Erdogan là giảm thiểu, thậm chí loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện của các nhóm vũ trang Kurd hiện diện ở khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Ông Erdogan xem lực lượng Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) là một nhánh của đảng Công nhân Kurdistan (PKK), tổ chức bị Ankara liệt vào danh sách khủng bố. YPG lại là tổ chức lãnh đạo lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn.

Dưới sự yểm trợ bằng không quân của Mỹ, SDF đã kiểm soát các khu vực giàu dầu mỏ ở phía đông và đông bắc Syria. Mỹ cũng thu lời từ hoạt động khai thác dầu.

Theo chuyên gia Billion, kế hoạch dài hạn của ông Erdogan là thiết lập một "vành đai an ninh" dọc theo biên giới với Syria, nhằm đẩy lùi người Kurd về phía nam và ngăn chặn bất kỳ thực thể tự trị nào của người Kurd tại khu vực này. Gần đây, các nhóm nổi dậy do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã kiểm soát thành trì Manbij từ tay SDF. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong chiến lược của Ankara.

Ông Billion nhận định: “Ankara đang tận dụng tối đa sự hỗn loạn hiện tại để đạt được mục tiêu chiến lược. Tuy nhiên, còn phải xem chính quyền mới tại Syria sẽ phản ứng ra sao – liệu họ sẽ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ hay sẽ chọn cách hòa giải với người Kurd để có nguồn thu từ dầu mỏ”.

Thách thức từ người tị nạn Syria

Sở dĩ HTS có thể "tiến quân thần tốc" tới thủ đô Damascus sau 11 ngày giao tranh là nhờ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP.

Sở dĩ HTS có thể "tiến quân thần tốc" tới thủ đô Damascus sau 11 ngày giao tranh là nhờ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP.

Ngoài vấn đề người Kurd, người tị nạn Syria cũng là một thách thức lớn đối với chính quyền ông Erdogan. Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận hơn 3 triệu người tị nạn, con số này từng tạo ra gánh nặng với ông Erdogan trong cuộc bầu cử năm 2023.

Dù nhiều người tị nạn mong muốn trở về quê hương, họ vẫn lo ngại về tình hình an ninh bất ổn tại Syria. Ông Erdogan dự kiến sẽ đẩy mạnh hồi hương người tị nạn nhằm giảm áp lực trong nước, song đây là một nhiệm vụ không dễ dàng. “Không phải tất cả người tị nạn sẽ trở về ngay lập tức. Nhiều người đã xây dựng cuộc sống mới tại Thổ Nhĩ Kỳ,” ông Billion phân tích.

Quan hệ với Nga và những tính toán chiến lược

Người tị nạn Syria ở Đan Mạch ăn mừng khi chính quyền ông Assad sụp đổ. Ảnh: AFP.

Người tị nạn Syria ở Đan Mạch ăn mừng khi chính quyền ông Assad sụp đổ. Ảnh: AFP.

Sự sụp đổ của chính quyền Assad khiến Nga – một đồng minh quan trọng của Syria – đối mặt với nguy cơ phải rút quân hoàn toàn. Nga có sự hiện diện đáng kể tại quân cảng Tartus và căn cứ không quân Khmeimim ở Syria.

Theo ông Billion, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang hợp tác khá chặt chẽ, nhưng Moscow khó có thể duy trì toàn bộ ảnh hưởng tại Syria trong bối cảnh mới. “Nếu Nga phải rút khỏi Syria, đó sẽ là một thất bại chiến lược lớn. Tuy nhiên, điều này không xảy ra ngay lập tức. Nga có thể ở lại Syria hay không vẫn là câu hỏi để ngỏ”, ông nhận xét.

Những rủi ro dài hạn

Có thể nói, Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên như một quốc gia hưởng lợi lớn nhất từ sự sụp đổ của chính quyền Assad. Việc mở rộng kiểm soát biên giới, đẩy lùi người Kurd và tạo ảnh hưởng tại Syria giúp Ankara củng cố vị thế chiến lược trong khu vực.

Tuy nhiên, những lợi ích này đi kèm với nhiều rủi ro dài hạn. Theo ông Billion, chính quyền mới ở Syria trong tương lai có thể đưa ra các chính sách không đồng thuận với Thổ Nhĩ Kỳ. Việc Ankara mở rộng ảnh hưởng ở Syria cũng đồng nghĩa gây ra mối lo ngại an ninh với Israel dù khả năng xảy ra đụng độ trực tiếp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel là tương đối thấp.

Việc Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ khiến số phận các căn cứ quân sự của Nga tại Syria bị đe dọa, và uy tín của Nga mà cụ thể tại khu vực Trung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - France24 ([Tên nguồn])
Tin tức Syria Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN