Quốc gia hơn 3 triệu người nhiễm Covid-19 gánh nhiệm vụ "có một không hai" trong đại dịch
Nhiều ổ dịch lớn, đội ngũ bác sĩ, nhà khoa học đông đảo chuyên sâu, cơ sở hạ tầng với năng lực sản xuất vắc xin vào loại lớn nhất thế giới khiến quốc gia này trở thành nơi lý tưởng cho quá trình thử nghiệm, nghiên cứu nhanh vắc xin Covid-19.
Dịch Covid-19 đã lây lan cho hơn 3 triệu người và khiến hơn 105.000 trường hợp tử vong ở Brazil – quốc gia Nam Mỹ bị đánh giá là có phản ứng kém hiệu quả với đại dịch.
Tuy nhiên, trong khi số ca nhiễm ở Brazil tăng vọt, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã phát hiện cơ hội “có một không hai” ở đất nước này – trở thành “phòng thử nghiệm” vắc xin Covid-19 của thế giới.
Brazil đang nổi lên như một nhân tố không thể thiếu trong cuộc đua phát triển vắc xin Covid-19 toàn cầu.
3 trong số những ứng cử viên vắc xin Covid-19 hứa hẹn nhất thế giới đang được thử nghiệm ở Brazil, theo WHO.
Các chuyên gia y tế cho biết, sau khi hoàn thành thử nghiệm, Brazil có thể trở thành một trong những nước đi đầu trong sản xuất và xuất khẩu vắc xin Covid-19 cho các nước láng giềng – một viễn cảnh mà nhiều người mong ước.
“Tôi rất lạc quan với tiến độ công việc khi vắc xin của chúng tôi được thử nghiệm ở Brazil. Chúng tôi đã bước vào giai đoạn cuối của thử nghiệm với 90.000 người tham gia. Brazil sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu vắc xin”, Dimas Covas – Giám đốc Viện Butantan, đơn vị đang hợp tác phát triển vắc xin Covid-19 với Công ty dược phẩm Sinovac của Trung Quốc – cho biết.
Brazil được đánh giá là quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thử nghiệm, sản xuất vắc xin Covid-19 (ảnh: NY Times)
Khoảng 5.000 người ở Brazil cũng đang tham gia thử nghiệm vắc xin của Công ty dược AstraZeneca phối hợp cùng Đại học Oxford thực hiện.
Hơn 1.000 tình nguyện viên khác ở Brazil đã tham gia vào thử nghiệm vắc xin Covid-19 của Công ty dược Pfizer (Mỹ).
Các nhà nghiên cứu cho biết, để đánh giá vắc xin Covid-19 có hiệu quả hay không, họ cần thực hiện thử nghiệm giai đoạn cuối ở quốc gia đang có sự lây lan mạnh của virus với nhiều ca nhiễm.
Brazil – nơi ghi nhận hơn 3 triệu ca nhiễm Covid-19 và khoảng 50.000 người mắc mới mỗi ngày – được đánh giá là nơi lý tưởng nhất thế giới, ngoài Mỹ, để tiến hành thử nghiệm vắc xin. Nói cách khác, Brazil đang thực hiện nhiệm vụ “vô song” giữa đại dịch.
Tuy nhiên, Brazil cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch. Tổng thống Jair Bolsonaro – người vừa nhiễm virus hồi tháng 7 – đã bổ nhiệm một tướng quân đội giữ chức Bộ trưởng Y tế sau khi các bộ trưởng trước đó từ chức vì mâu thuẫn với ông trong phản ứng với dịch bệnh.
Nhiều quốc gia đã khuyến cáo người dân không di chuyển tới Brazil để tránh nguy cơ nhiễm Covid-19. Một số tổ chức y tế ở Brazil đang kiện Tổng thống Bolsonaro ra Tòa án Hình sự Quốc tế vì “thả nổi” dịch bệnh.
Việc chấp thuận cho nhiều nước thử nghiệm vắc xin Covid-19 được cho là sẽ mở ra cơ hội phát triển ngành dược phẩm của Brazil – nơi đào tạo những nhà khoa học đẳng cấp thế giới.
Chôn cất nạn nhân Covid-19 ở Brazil (ảnh: NY Times)
Brazil có khả năng sản xuất khoảng 500 triệu liều vắc xin mỗi năm. Theo thỏa thuận thử nghiệm vắc xin Covid-19, các công ty Brazil sẽ xử lý một số công đoạn sản xuất vắc xin với nguồn nguyên liệu nhập khẩu, sau đó là đảm nhiệm toàn bộ quá trình.
Katherine O Brien – Giám đốc Chương trình tiêm chủng WHO – đã hoan nghênh quyết tâm sản xuất vắc xin Covid-19 của Brazil. Tuy nhiên, bà Katherine cảnh báo về việc tham gia một “canh bạc” đối với Brazil.
“Một số quốc gia sẽ gặp may mắn khi ký hợp đồng thử nghiệm với ứng viên vắc xin hiệu quả. Ngược lại, một số nước sẽ thất bại với ứng viên vắc xin và không nhận được gì”, bà Katherine nói.
Theo thỏa thuận với Công ty dược Sinovac và Viện Butantan, đầu năm 2021, Brazil sẽ được cung cấp 120 triệu liều vắc xin Covid-19. Thỏa thuận thử nghiệm cũng đi kèm việc chuyển giao công nghệ, cho phép Brazil có thể tự sản xuất vắc xin.
Một lô vắc xin ngừa Covid-19 sắp được thử nghiệm ở Brazil (ảnh: NY Times)
Denise Abranches – bác sĩ nha khoa ở Brazil – là một trong những tình nguyện viên đầu tiên tham gia thử nghiệm vắc xin. Nỗi lo duy nhất của cô là không đăng ký đủ sớm để được tiêm thử vắc xin ngừa Covid-19.
“Tôi coi đây là một cách giúp Brazil lấy lại vai trò dẫn dắt trong cộng đồng khoa học toàn cầu. Thế giới đang dõi theo chúng tôi để tìm câu trả lời vì vắc xin Covid-19 có thể mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta”, bác sĩ Abranches nói.
Trong khi giới chức và các y bác sĩ Mỹ nói rằng họ đang “phát ốm” vì Covid-19 thì mùa thu và mùa đông sắp đến, báo...
Nguồn: [Link nguồn]