Quốc gia hơn 200 năm không chiến tranh muốn chi 6,6 tỷ USD sắm chiến đấu cơ hạng nặng

Hơn 200 năm trước, quốc gia châu Âu nằm giữa khối NATO đã có trận chiến được cho là lần cuối cùng trong lịch sử. Đứng ngoài cả 2 cuộc Thế chiến, giờ đây, nước này lại muốn chi hàng tỷ USD để mua sắm những chiến đấu cơ loại tối tân nhất.

Thụy Sĩ muốn chi hơn 6 tỷ USD thay mới hệ thống chiến đấu cơ đã cũ kỹ (ảnh: Reuters)

Thụy Sĩ muốn chi hơn 6 tỷ USD thay mới hệ thống chiến đấu cơ đã cũ kỹ (ảnh: Reuters)

Thụy Sĩ – quốc gia trung lập ở châu Âu, không có tranh chấp với bất cứ nước nào – đang muốn chi 6,6 tỷ USD để mua chiến đấu cơ. Thụy Sĩ nhắm tới các loại máy bay chiến đấu hạng nặng, có tốc độ siêu thanh.

Tuy nhiên, kế hoạch chi tiêu quân sự của chính phủ Thụy Sĩ vấp phải nhiều thắc mắc và chỉ trích của người dân về sự cần thiết. Các nước láng giềng của Thụy Sĩ không hề có chiến đấu cơ.

“Kẻ thù của chúng ta là ai? Ai lại đi tấn công một quốc gia nhỏ, trung lập và được bao bọc bởi các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương? Mua chiến đấu cơ làm gì cơ chứ. Quá lãng phí và vô ích”, Priska Seiler Graf – nghị sĩ Thụy Sĩ – phát biểu.

Trong bối cảnh kế hoạch mua sắm chiến đấu cơ bị phản đối, Thụy Sĩ sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để đưa ra quyết định cuối cùng.

Thụy Sĩ đang sở hữu khoảng 30 chiến đấu cơ cũ kỹ, sẽ hết hạn sử dụng vào năm 2030.

Theo nghị sĩ Seiler Graf, Thụy Sĩ có thể mua máy bay chiến đấu nhưng nên mua các loại giá rẻ, thay vì hàng tối tân.

“Nếu chúng ta nhất định phải mua chiến đấu cơ mới thì nên mua loại giá rẻ, hạng nhẹ. Thế là đủ”, Seiler Graf nói.

6 năm trước, người dân Thụy Sĩ đã bỏ phiếu phản đối kế hoạch mua các chiến đấu cơ phản lực Gripen từ Thụy Điển. Nhiều người Thụy Sĩ còn cho rằng, nước này không cần quân đội.

Nhiều người cho rằng, Thụy Sĩ không cần quân đội và máy bay chiến đấu (ảnh: Reuters)

Nhiều người cho rằng, Thụy Sĩ không cần quân đội và máy bay chiến đấu (ảnh: Reuters)

“Nếu chúng ta không thay thế những chiếc máy bay cũ này, đồng nghĩa với việc Thụy Sĩ không có lực lượng không quân, không có sự bảo vệ nào. Vậy là trái với hiến pháp”, Thomas Hurter – nghị sĩ Thụy Sĩ – nói.

Theo ông Thomas Hurter, chiến đấu cơ hạng nhẹ không thể đủ nhanh và bay đủ cao trong chiến đấu khi cần thiết.

“Làm sao chúng ta biết được điều gì sẽ xảy ra trong 50 năm tới. Chúng ta cần có lực lượng cứu hỏa trước khi xảy ra cháy nhà. Nếu không, mọi thứ sẽ là quá muộn”, ông Thomas Hurter nhận định.

Từng là nỗi khiếp sợ của châu Âu thời trung cổ với đội quân gồm những chiến binh được trang bị tốt, sau khi tuyên bố trở thành nước trung lập, Thụy Sĩ không tham gia bất kỳ cuộc chiến nào trong hơn 200 năm trở lại đây. Trong cả 2 cuộc Thế chiến, Thụy Sĩ đứng ngoài quan sát.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhân vật đi ngược dòng nước Mỹ, tuyên bố về sự tan vỡ quan hệ Mỹ - Trung cách đây 15 năm

Cách đây 15 năm, bất chấp sự chỉ trích, phản đối của người dân trong nước, một quan chức cấp cao của Mỹ đã có bài...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - Reuters ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN