Quốc gia đồng minh “thấm đòn” khi trông cậy hết vào Trung Quốc?

Pakistan có lẽ bắt đầu cảm thấy hối hận khi vừa chìm trong nợ, dự án tham vọng với Trung Quốc bị trì hoãn trong khi vẫn phải cân bằng mối quan hệ với Mỹ.

Thủ tướng Pakistan Imran Khan gặp người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường ở Bắc Kinh.

Thủ tướng Pakistan Imran Khan gặp người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường ở Bắc Kinh.

Theo Nikkei, hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) được khởi động năm 2014, tạo ra mối liên kết giữa Khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc và thành phố cảng Gwadar ở miền nam Pakistan. Tổng chi phí của dự án ước tính khoảng 60 tỷ USD.

Hassan Daud Butt, giám đốc dự án CPEC của chính phủ Pakistan, nói nhiều mục tiêu trong giai đoạn 1, bao gồm nâng cấp cảng Gwadar, nhà máy điện và xây dựng đường bộ, vẫn chưa hoàn thành mặc dù đã quá thời hạn chót là vào năm ngoái.

Các mục tiêu trong giai đoạn 2, bao gồm thiết lập các đặc khu kinh tế và khu công nghiệp cũng đang đóng băng, dù khu vực này được ấn định đi vào hoạt động năm 2020.

Trả lời trên Nikkei, Butt không nhắc đến lý do dự án bị trì hoãn, nhưng các chuyên gia nói chính phủ Pakistan đã chủ động làm chậm lại các dự án để đánh giá.

"Không thể có bất kỳ tiến triển nào với Trung Quốc. Ngay cả Bắc Kinh cũng biết rằng CPEC đang bị trì hoãn tại thời điểm này", Kaiser Bengal, một nhà kinh tế và cựu cố vấn chính sách cho chính quyền tỉnh Sindh, Pakistan nói. "Mỹ không muốn ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên".

Pakistan với tư cách là đồng minh của Trung Quốc, đã trông cậy hết vào Bắc Kinh trong kế hoạch phát triển kinh tế.

Đầu tư của Trung Quốc vào CPEC đã dẫn đến việc nhập khẩu lớn các thiết bị và vật liệu của Trung Quốc, làm tăng nợ nước ngoài của Pakistan. Theo báo cáo của IMF, tổng nợ công phải trả của Pakistan ở mức 85,4 tỷ USD trong tháng 3, một phần tư trong số đó là nợ Trung Quốc. Ngân hàng Nhà nước Pakistan xác định tổng số ở mức 106 tỷ USD.

Nợ tăng cao khiến khiến dự trữ ngoại hối của Pakistan rơi xuống mức thấp. Theo Ngân hàng Nhà nước Pakistan, nước này đã vay 16 tỷ USD từ nước ngoài trong năm tài khóa 2018-2019 để tránh cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ. 42% trong số đó, tương đương 6,7 tỷ USD lại đến từ Trung Quốc. Các khoản nợ khổng lồ cũng là nguyên nhân làm chậm lại các dự án.

Ayesha Siddiqa, một nhà bình luận chính trị tại Đại học London, nói một lý do khác khiến các dự án bị đình trệ là do quân đội. “Quân đội tỏ thái độ không bằng lòng với CPEC nên ngày càng xuất hiện nhiều hơn các thông tin chỉ trích CPEC”.

Dư luận Pakistan cũng bày tỏ thái độ hoài nghi với các dự án đầu tư của Trung Quốc. "CPEC có lợi cho Pakistan, vì chúng tôi cần đầu tư cho tăng trưởng kinh tế và ổn định. Nhưng tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ được hưởng lợi hơn nhiều so với Pakistan", Tashfeen Farooqi, người bản địa ở Karachi, nói.

Việc các công nhân Trung Quốc ở Pakistan bị phe nổi dậy tấn công, hành hung, cũng đặt dấu hỏi về khả năng thành công của CPEC. Hồi tháng 5, các tay súng thuộc quân nổi dậy giải phóng Baloch đã tấn công một khách sạn hạng sang ở thành phố cảng Gwadar, nơi được coi là trung tâm của các dự án trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc.

Trong khi đó, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn rút quân khỏi Afghanistan, mở ra cơ hội để Pakistan cải thiện mối quan hệ với Washington. Nhưng vì Mỹ phản đối CPEC nên Pakistand đang phải làm chậm lại và điều chỉnh lại các dự án.

"Pakistan về cơ bản đang cố gắng cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ", Kamran Yousaf, một phóng viên chuyên về lĩnh vực ngoại giao tại Islamabad nói.

Tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc đã có chuyến thăm Pakistan để trấn an đồng minh, khẳng định quan hệ đối tác vững chắc của hai nước. Ông Vương nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Pakistan nên tăng cường hợp tác để đảm bảo lợi ích kinh tế chung.

Quốc gia nếm “trái đắng” vì đập thủy điện 1,7 tỷ USD Trung Quốc xây

Một con đập khổng lồ được kỳ vọng sẽ giúp Ecuador thoát khỏi sự nghèo đói, nhưng nó lại tạo thành một bê bối quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN