Quốc gia đồng minh Mỹ nói về quan hệ hợp tác chặt chẽ với Nga
Nga và Ả Rập Saudi đã đưa ra thông báo tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác dầu trong tháng tới.
Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi, hoàng tử Abdulaziz bin Salman.
Động thái tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác dầu của hai quốc gia xuất khẩu hàng đầu là Nga và Ả Rập Saudi, cho thấy bằng chứng về sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi, hoàng tử Abdulaziz bin Salman ngày 5/7 cho biết.
Trong tuần này, Ả RẬp Saudi thông báo tiếp tục tự nguyện cắt giảm sản lượng khai thác dầu ở mức 1 triệu thùng/ngày trong tháng tới còn Nga cũng tiếp tục cắt giảm 500.000 thùng/ngày. Mức cắt giảm của Ả Rập Saudi và Nga tương đương 1,5% nguồn cung toàn cầu.
"Chúng tôi không phải là bên duy nhất tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác mà còn có thông báo từ phía Nga", hoàng tử Abdulaziz bin Salmannói trong cuộc gặp các CEO ngành dầu mỏ và Bộ trưởng các nước trong nhóm OPEC + ở Vienna, Áo.
Hoàng tử Abdulaziz bin Salman nói Nga và Ả Rập Saudi có quan hệ hợp tác sâu rộng, đặc biệt là trong nội bộ OPEC+. Hai nước đã cam kết "sẽ làm tất cả những gì cần thiết" để hỗ trợ thị trường dầu mỏ.
Hoàng tử Abdulaziz bin Salman ca ngợi quyết định của Nga, nói rằng OPEC+ vẫn duy trì lập trường để các nước thành viên tự nguyện cắt giảm, chứ không bắt buộc.
"Đó là quyết định cắt giảm tự nguyện và nó không bắt buộc. Điều này cho thấy những cam kết của Nga", hoàng tử Abdulaziz bin Salman nói thêm.
Ả Rập Saudi được cho là muốn giữ giá dầu ở mức khoảng 81 USD/thùng để đảm bảo nguồn thu phục vụ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đầy tham vọng. Tuy vậy, giá dầu thế giới hiện nay duy trì ở mức khoảng 76 USD/thùng.
Nhu cầu dầu mỏ trên thế giới chưa đạt kì vọng một phần do ảnh hưởng ở Trung Quốc. Dữ liệu được công bố hồi tuần này cho thấy thị trường Trung Quốc chưa có dấu hiệu chuyển biến mạnh. Một số công ty Trung Quốc còn cắt giảm nhân viên do doanh số bán hàng thấp hơn kì vọng.
OPEC+ là tổ chức các nước xuất khẩu dầu và đối tác, bao gồm Nga. Tổ chức chiếm 40% nguồn cung dầu thô toàn cầu.
Ả Rập Saudi là một trong những đồng minh quan trọng của Mỹ ở Trung Đông. Riyadh phụ thuộc vào cam kết đảm bảo an ninh của Washington. Đổi lại, Ả Rập Saudi chủ yếu ký các hợp đồng xuất khẩu dầu với nước ngoài ngoài bằng USD, tạo ra vị thế thống trị cho đồng đô la Mỹ như ngày nay.
Thúc đẩy nguồn thu từ du lịch là yếu tố quan trọng trong Sáng kiến Tầm nhìn 2030 của thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman (MBS) và Trung Quốc là quốc gia có nguồn khách du lịch...
Nguồn: [Link nguồn]