Quốc gia ĐNA khiến Trung Quốc và Ấn Độ phải tranh giành ảnh hưởng

Với việc căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ chưa thể giải quyết trong "một sớm một chiều", các nước láng giềng trong khu vực có thể đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cả Bắc Kinh và New Delhi đều hiểu rất rõ điều này. 

Không chỉ xung đột ở biên giới, Trung Quốc và Ấn Độ còn đang tranh giành ảnh hưởng ở một số nước trong khu vực. Ảnh: CNN

Không chỉ xung đột ở biên giới, Trung Quốc và Ấn Độ còn đang tranh giành ảnh hưởng ở một số nước trong khu vực. Ảnh: CNN

Tờ Eurasian hôm 7/10 đưa tin, sáng kiến "Vành đai Con đường" (BRI) của Trung Quốc không chỉ giúp tăng cường ảnh hưởng của nước này trong khu vực mà còn mang đến nhiều lợi ích khác. Với các cảng biển được xây dựng ở một số nước, bao gồm Gwadar (Pakistan) và Hambantota (Sri Lanka), Bắc Kinh có thể tận dụng chúng để dồn ép và gây khó khăn cho Ấn Độ, trong bối cảnh căng thẳng biên giới giữa 2 nước.  

Đã đầu tư rất nhiều vào các quốc gia láng giềng với Ấn Độ như Pakistan, Sri Lanka, giờ đây, Bắc Kinh đang cạnh tranh để hướng tới một quốc gia láng giềng với Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á. Đó chính là Myanmar. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng không chịu thua. 

Sau chuyến thăm được nhận định là "rất khả quan" tới Bangladesh nhằm củng cố quan hệ song phương, Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla và Tổng tư lệnh quân đội Manoj Mukund Naravane cùng có chuyến thăm tới Myanmar. 

Ấn Độ đã đề xuất đầu tư 6 tỷ USD để xây dựng một nhà máy lọc dầu ở vùng Thanlyin, gần thành phố Yangon, theo tờ Times of India (TOI). 

Tờ báo Ấn Độ cho biết các quan chức Ấn Độ và Myanmar đã thảo luận về các vấn đề liên quan tới ổn định, an ninh biên giới và cam kết chung của họ là không cho phép các phần lãnh thổ tương ứng được sử dụng "cho các hoạt động gây hại cho nước còn lại". 

Theo TOI, đây được coi là một động thái chiến lược chống lại Trung Quốc, nước chiếm hơn 70% vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng ở Myanmar. Bắc Kinh đã và đang thúc đẩy Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Myanmar như một phần của BRI. Tuy nhiên, Myanmar trước đó đã từ chối các kế hoạch của Bắc Kinh sau khi Tổng kiểm toán cảnh báo chính phủ Myanmar về việc số nợ với Trung Quốc đang tăng lên. 

Tổng số nợ của Myanmar hiện nay rơi vào khoảng 10 tỷ USD, trong đó 4 tỷ USD là nợ Trung Quốc, Tổng kiểm toán Maw Than phát biểu trong một cuộc họp ở Naypyidaw. 

"Sự thật là các khoản vay từ Trung Quốc có lãi suất cao hơn so với các khoản vay từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Quỹ tiền tệ quốc tế. Vì vậy, tôi muốn nhắc lại các bộ ngành trong chính phủ kiềm chế hơn trong việc sử dụng khoản vay của Trung Quốc", Tổng kiểm toán Myanmar nói.  

Rút ra bài học từ Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) và cảng Hambantota của Sri Lank, được cho là đẩy các quốc gia này vào "bẫy nợ" của Bắc Kinh, Myanmar giờ đây đang hướng tới Ấn Độ. Ngoài ra, Myanmar còn cáo buộc Trung Quốc hỗ trợ các nhóm vũ trang ở bang Rakhine của Myanmar. 

Quốc gia Đông Nam Á này đang tỏ ra thận trọng trước khi giao các dự án cho nhà thầu Trung Quốc. Theo truyền thông địa phương, một công ty Thụy Sĩ được ký kết với tư cách bên thứ 3, xem xét kỹ lưỡng dự án đường sắt Muse - Mandalay, được xây dựng bởi Tập đoàn kỹ thuật đường sắt Eryuan. 

Dự án đường sắt Muse - Mandalay được xây dựng theo một biên bản ghi nhớ, ký giữa chính phủ Trung Quốc và Myanmar năm 2011, trị giá 8,9 tỷ USD. 

Ấn Độ và Myanmar đang cùng hợp tác trong một dự án vận tải trung chuyển đi qua bang Mizoram, đông bắc Ấn Độ. Trong chuyến thăm hiện tại của các quan chức Ấn Độ, New Delhi cũng công bố khoản tài trợ 2 triệu USD cho cây cầu Byanyu/Sarsichauk ở bang Chin của Myanmar. Cây cầu này sẽ kết nối bang Mizoram (Ấn Độ) và bang Chin của Myanmar với nhau. 

Ấn Độ cũng đánh giá cao quyết định của Myanmar trong việc bàn giao 22 phiến quân nổi dậy của Ấn Độ. New Delhi còn tặng cho Myanmar 3.000 lọ remdesivir, thuốc kháng virus được một số nước phê duyệt để điều trị cho bệnh nhân Covid-19, trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành. 

TQ đang bí mật chuẩn bị phản đòn bất ngờ với Ấn Độ?

Nhiều người ở Trung Quốc cho rằng chính sách của nước này với Ấn Độ đang thiếu đi sức mạnh và khả năng răn đe quân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Eurasian ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN