Quốc gia "đè bẹp" dịch Covid-19 chỉ sau hơn 10 ngày

Thay vì cố gắng làm phẳng đường cong lây nhiễm như Mỹ và các nước châu Âu đang làm, quốc gia này mạnh tay thực hiện chiến lược “đè bẹp” dịch Covid-19 và đã nhận được “quả ngọt” sau chưa đầy 2 tuần triển khai.

Đã qua 10 ngày kể từ khi New Zealand áp dụng biện pháp phong tỏa cả nước nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan. Các biện pháp chống dịch tại New Zealand được đánh giá là rất nghiêm ngặt. Toàn bộ bãi biển dừng hoạt động, tắm biển và săn bắn cũng bị coi là không thiết yếu và bị cấm.

Chính phủ New Zealand cũng yêu cầu người dân không thực hiện bất kỳ điều gì có thể làm tiêu hao nguồn lực của dịch vụ y tế.

Người dân chỉ đi bộ hoặc đi xe đạp trong khu phố của mình, muốn vào cửa hàng tạp hóa phải xếp hàng và đứng cách nhau tối thiểu 2 mét và học sinh được áp dụng hình thức học tại nhà.

Kết quả là chỉ mất 10 ngày để các biện pháp chống Covid-19 cho thấy hiệu quả. Cách thức tiếp cận chống dịch của New Zealand được dư luận đánh giá là muốn “đè bẹp” thay vì hạn chế sự lây lan của dịch bệnh như ở các nước phương Tây.

Thủ tướng New Zealand - bà Jacinda Ardern, nhà lãnh đạo nữ được cho là đã phản ứng tốt với dịch bệnh (ảnh: Washington Post)

Thủ tướng New Zealand - bà Jacinda Ardern, nhà lãnh đạo nữ được cho là đã phản ứng tốt với dịch bệnh (ảnh: Washington Post)

Chương trình xét nghiệm diện rộng cũng được New Zealand triển khai. Số ca nhiễm mới Covid-19 liên tục giảm qua từng ngày. Hôm 7.4, New Zealand chỉ ghi nhận thêm 54 ca nhiễm virus mới, số người hồi phục trong ngày là 65.

"Đây là các dấu hiệu đầy lạc quan", ông Ashley Bloomfield, Tổng giám đốc cơ quan y tế thuộc Bộ Y tế New Zealand, nhận định.

Những kết quả tốt đẹp đạt được một cách nhanh chóng đã tạo niềm tin cho người dân. Nhiều người đang đề nghị chính phủ New Zealand gỡ bỏ dần lệnh phong tỏa từ giờ cho đến lễ Phục sinh kéo dài 4 ngày. Tuy nhiên, Thủ tướng New Zealand - bà Jacinda Ardern vẫn kiên quyết duy trì lệnh phong tỏa đủ 4 tuần, mặc dù vẫn cho phép những người trong bộ đồ thỏ phục sinh và tiên răng đi phát quà vào cuối tuần này.

 “Một tháng trước, khi tôi đến New Zealand, tôi đã bị sốc khi các quan chức ở đây không đo thân nhiệt tại sân bay. Tôi chỉ được hướng dẫn tự cách ly 14 ngày sau khi trở về từ Trung Quốc”, Anna Fifield – trưởng văn phòng Bắc Kinh của tờ Washington Post, cho biết.

Đường phố vắng vẻ tại New Zealand (ảnh: Washington Post)

Đường phố vắng vẻ tại New Zealand (ảnh: Washington Post)

Tuy nhiên, khi Covid-19 lây lan khắp châu Âu và tấn công cả Mỹ, New Zealand – quốc gia với kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào du lịch, đã làm một điều không tưởng: Đóng cửa biên giới với nước ngoài. Nhấn mạnh thêm rằng, mỗi năm, New Zealand đón khoảng hơn 4 triệu khách quốc tế, gần bằng tổng dân số nước này.

2 ngày sau khi tuyên bố đóng cửa biên giới (19.3), Thủ tướng Ardern có bài diễn văn trên truyền hình, thông báo kế hoạch 4 cấp độ ứng phó với Covid-19, trong đó lệnh phong tỏa cả nước là cấp độ 4.

Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau (23.3), một nhóm các nhà lãnh đạo tại New Zealand đã gọi điện cho bà Ardern và đề nghị hãy chuyển lên cấp độ 4 ngay.

"Chúng tôi thực sự lo lắng về những gì xảy ra ở Italy và Tây Ban Nha. Nếu không phong tỏa nhanh, sự nguy hại do Covid-19 gây ra sẽ kéo dài. Phong tỏa là điều mà chúng tôi không thể tránh khỏi, vì vậy tốt hơn hết là làm nó ngay lập tức ", Stephen Tindall, nhà sáng lập của Warehouse, tập đoàn bán lẻ lớn nhất New Zealandm, nói.

Ngày 23.3, Thủ tướng Ardern xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia và tuyên bố người dân New Zealand có 48 giờ để chuẩn bị cho lệnh phong tỏa.

“Hiện tại chúng ta mới chỉ có 102 ca nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, Italia cũng đã từng như chúng ta”, bà Ardern cảnh báo.

New Zealand đã không đón khách du lịch từ ngày 19.3 (ảnh: Washington Post)

New Zealand đã không đón khách du lịch từ ngày 19.3 (ảnh: Washington Post)

Tối ngày 25.3 lệnh phong tỏa chính thức thực hiện, tất cả người dân New Zealand đã phải ở trong nhà trong suốt 4 tuần. Việc ra ngoài chỉ được cho phép đối với các trường hợp cần thiết như khám bệnh, mua nhu yếu phẩm.

“Hãy ở nhà. Đừng tiếp xúc với ai ngoại trừ những thành viên trong gia đình của bạn. Hãy sống thật tử tế. Chúng ta là một cộng đồng”, bà Ardern kêu gọi người dân.

Bà Ardern cũng thường xuyên phát trực tiếp trên Facebook và trả lời câu hỏi của người dân, từ chuyện giá súp lơ cho tới trợ cấp xã hội. Nữ Thủ tướng làm việc tại nhà, ngay trong phòng ngủ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng tuân thủ đầy đủ quy định phong tỏa. Cảnh sát đã bắt giữ và xử phạt những người cố tình ra biển lướt sóng. Bộ trưởng Y tế New Zealand – ông David Clark, mới đây cũng đã bị giáng chức vì đưa cả nhà đi biển trong dịch Covid-19.

Bãi biển tại New Zealand trước khi có lệnh phong tỏa (ảnh: BBC)

Bãi biển tại New Zealand trước khi có lệnh phong tỏa (ảnh: BBC)

Đến ngày 8.4, New Zealand ghi nhận tổng cộng 1.210 ca nhiễm Covid-19, chỉ có duy nhất một trường hợp tử vong.

Tình hình dịch bệnh tại nước này khả quan hơn rất nhiều so với Úc – quốc gia láng giềng (6.010 ca nhiễm và 50 người tử vong). Phản ứng với dịch Covid -19 của New Zealand đã nhận được nhiều khen ngợi từ quốc tế.

Hôm 2.4, dịch Covid-19 tại New Zealand đã lập đỉnh và đang liên tục giảm sau từng ngày.

Là một đảo quốc nhỏ bé, New Zealand có thể dễ dàng đóng của biên giới. Đặc điểm địa lý khiến cho quốc gia này giống một ngôi làng và mọi người đều biết nhau, những tin tức được truyền đi rất nhanh. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là các biện pháp phòng chống dịch bệnh được New Zealand thực hiện rất nghiêm ngặt và chặt chẽ.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

TQ: Vũ Hán vừa hết phong tỏa, thành phố khác lại yêu cầu dân ở trong nhà

Thành phố Vũ Hán - nơi đầu tiên ghi nhận các ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc, đã chính thức dỡ lệnh phong tỏa kéo dài...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - Washington Post ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN