Quốc gia đầu tiên phản đối TQ trong tranh chấp Trung-Ấn

Nhật Bản ngày 17.8 đã lên tiếng thể hiện lập trưởng ủng hộ Ấn Độ và phản đối mọi hành động thay đổi hiện trạng khu vực biên giới tranh chấp.

Quốc gia đầu tiên phản đối TQ trong tranh chấp Trung-Ấn - 1

Đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ Kenji Hiramatsu.

Theo trang NDTV (Ấn Độ), đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ, Kenji Hiramatsu đã lên tiếng khẳng định lập trường của Tokyo trong vấn đề tranh chấp biên giới Trung-Ấn.

Tuyên bố của ông Hiramatsu được cho là mạnh mẽ hơn nhiều so với lời kêu gọi các bên đối thoại của Mỹ.

 “Chúng tôi biết rằng tranh chấp Trung-Ấn ở Doklam đã kéo dài hơn 2 tháng qua. Điều này ảnh hưởng đến sự ổn định của cả khu vực, chúng tôi đang quan sát tình hình một cách kỹ lưỡng”, ông Hiramatsu nói.

“Chúng tôi cũng hiểu rằng Ấn Độ có hiệp ước với Bhutan, đó là lý do New Delhi đưa quân đến khu vực tranh chấp”.

Trong tuyên bố ngày 17.8, đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ khẳng định lập trường không ủng hộ Trung Quốc: “Điều quan trọng là tất cả các bên liên quan không được cố gắng làm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực và giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình”.

Đại sứ Hiramatsu bày tỏ sự ủng hộ với lập trường theo đuổi giải pháp tháo gỡ căng thẳng thông qua đàm phán của Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj.

Quốc gia đầu tiên phản đối TQ trong tranh chấp Trung-Ấn - 2

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi.

Tuyên bố của đại sứ Nhật Bản Hiramatsu được đưa ra một tháng trước chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Shinzo Abe. Nhật Bản được giới quan sát đánh giá là cường quốc đầu tiên thể hiện lập trường ủng hộ Ấn Độ.

Tranh chấp biên giới Trung-Ấn nổ ra kể từ tháng 6, khi Ấn Độ đưa quân đến ngăn Trung Quốc xây đường sá ở cao nguyên Doklam. New Delhi nói đây là hành động đe dọa an ninh, làm thay đổi hiện trạng khu vực ngã ba Ấn Độ, Trung Quốc, Bhutan.

Ấn Độ đề nghị hai bên đều rút quân và cùng ngồi vào bàn đàm phán. Trung Quốc bác bỏ đề nghị này và nói chỉ đàm phán nếu Ấn Độ rút binh sĩ vô điều kiện.

Đầu tuần này, phía Mỹ cũng kêu gọi Ấn Độ và Trung Quốc đàm phán trực tiếp để giải quyết căng thẳng.

Chi tiết vụ lính TQ dùng gậy sắt, gạch đá xô xát quân Ấn Độ

Khoảng 15 binh sĩ Trung Quốc được cho là đã xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ, dẫn đến một cuộc ẩu đả bằng gậy sắt và...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NDTV ([Tên nguồn])
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN