Quốc gia đầu tiên có thể mua tiêm kích tàng hình mới nhất của Nga, dùng đối phó TQ
Ấn Độ nhiều khả năng sẽ là quốc gia đầu tiên đặt mua tiêm kích tàng hình mới nhất của Nga, nhằm đối phó Trung Quốc ở biên giới tranh chấp, theo nhận định của các nhà phân tích quân sự.
Nga giới thiệu tiêm kích tàng hình mới hồi tuần trước.
Hồi đầu tuần này, tập đoàn chế tạo máy bay Nga Sukhoi trình làng mẫu tiêm kích tàng hình mới nhất mang tên “Checkmate” (Chiếu tướng).
Tiêm kích một động cơ này gây chú ý bởi giá rẻ nhưng vẫn có tính năng tàng hình. Nga kì vọng sẽ sớm có đối tác nước ngoài đặt mua tiêm kích tàng hình mới.
Tập đoàn Sukhoi nói Checkmate đạt tốc độ tối đa 2.400 km/giờ, tầm hoạt động 3.000km và có khả năng mang theo 7,4 tấn vũ khí.
Mẫu tiêm kích này sẽ lần đầu cất cánh vào năm 2023, quá trình bàn giao bắt đầu từ năm 2026. Nga có kế hoạch sản xuất 300 chiếc máy bay loại này trong 15 năm tới, thay thế cho các phi đội đã lỗi thời.
Chi tiết về công nghệ trên chiếc Checkmate chưa được công bố. Nhưng theo Wei Dongxu, một nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh, thiết kế dạng khí động học cho thấy Checkmate có khả năng tàng hình tốt hơn Su-57.
Trong số các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 hiện nay, chỉ có phiên bản F-35 của Mỹ là được xuất khẩu. Hãng Lockheed Martin của Mỹ chỉ sản xuất 100-200 chiếc F-35 mỗi năm và luôn bán hết cho các đồng minh.
Trong khi đó, tiêm kích Checkmate có giá chỉ khoảng 30 triệu USD, rẻ hơn nhiều so với mức giá khoảng 100 triệu USD của tiêm kích F-35.
Đối tác hàng đầu có thể mua tiêm kích Checkmate là Ấn Độ, quốc gia đã mua nhiều chiến đấu cơ Nga, theo Song Zhongping, nhà bình luận quân sự ở Bắc Kinh.
Giống như Mỹ, Nga sẽ ưu tiên bán tiêm kích tàng hình cho các đối tác và đồng minh và Ấn Độ là khách hàng tiềm năng nhất vì có thể mua với số lượng lớn.
Ấn Độ từng đàm phán với hãng Lockheed Martin về việc mua tiêm kích F-35 nhưng hai bên không đạt thỏa thuận.
Ấn Độ vẫn rất cần tiêm kích tàng hình thế hệ 5, sau đụng độ ở biên giới với Trung Quốc hồi năm ngoái.
Cho đến nay, Trung Quốc đã đưa tiêm kích tàng hình J-20 ra tiền tuyến nhưng Ấn Độ chưa có câu trả lời tương xứng, ngoài mẫu tiêm kích Rafale mua của Pháp. Rafale không phải là tiêm kích tàng hình và chỉ sánh ngang mẫu Su-35.
Ấn Độ từng góp vốn chế tạo tiêm kích tàng hình Su-57 với Nga nhưng đã rút lui vì “không đạt khả năng chiến đấu như kì vọng”.
“Nhìn chung, Nga có lợi thế hơn về động cơ máy bay và thiết kế khí động học độc đáo. Nhưng hệ thống điều khiển hỏa lực và tác chiến điện tử còn tương đối lạc hậu”, ông Song nhận định.
Nguồn: [Link nguồn]
Hải quân Ấn Độ sẽ đưa tàu sân bay thứ hai ra biển thử nghiệm trong tháng 7, thúc đẩy mục tiêu tăng cường đối phó...