Quốc gia cuối cùng trên thế giới theo đuổi chiến lược “không Covid-19”

Trong phần lớn giai đoạn của dịch Covid-19, một số quốc gia châu Á – Thái Bình Dương theo đuổi chiến lược “không Covid-19", đến nay hầu hết đều từ bỏ vì biến thể Delta lây lan nhanh, ngoại trừ một nước.

Người dân Trung Quốc đi bộ trên phố ở Thượng Hải ngày 3.10.2021.

Người dân Trung Quốc đi bộ trên phố ở Thượng Hải ngày 3.10.2021.

Trung Quốc là quốc gia duy nhất hiện nay vẫn đang theo đuổi chiến lược “không Covid-19”, theo Bloomberg.

Điều này đặt dấu hỏi rằng liệu Trung Quốc có thể duy trì chiến lược đóng cửa biên giới, phong tỏa chặt chẽ đến khi nào, vì chiến lược này ảnh hưởng lớn đến kinh tế và xã hội.

Singapore, Úc và mới đây nhất là New Zealand đã từ bỏ chiến lược “không Covid-19”, tập trung mở rộng tiêm chủng và đặt ra thời hạn mở cửa trở lại.

Ngược lại, Trung Quốc càng cố gắng đánh bại Covid-19, các chuỗi lây nhiễm mới lại xuất hiện, dù 75% dân số đã tiêm đầy đủ vaccine.

Trong vòng hai tháng, Trung Quốc trải qua 4 đợt lây nhiễm do biến thể Delta. Chuỗi lây nhiễm mới nhất xuất hiện ở Tân Cương, đúng vào giai đoạn người dân nước này đổ xô đi du lịch trong “Tuần lễ Vàng”.

Mục tiêu “không Covid-19” của Trung Quốc càng khó khăn hơn khi mùa đông, thời điểm thuận lợi nhất để virus lây lan, sắp tới. Trong 3 tháng tới, Bắc Kinh cũng tổ chức Thế vận hội Mùa đông, đón hàng ngàn vận động viên trên khắp thế giới.

“Chiến lược không Covid-19 xét trên khía cạnh trung và dài hạn là không bền vững”, Peter Collignon, bác sĩ bệnh truyền nhiễm, giáo sư tại Đại học Quốc gia Úc, nói. “Biến thể Delta đã chứng minh chiến lược này không còn phù hợp. Thật khó để biết Trung Quốc sẽ làm thế nào để không có ca nhiễm Covid-19 trong mùa đông năm nay”.

Đối với Trung Quốc, việc có thể nhanh chóng dập tắt các ổ dịch được coi như một chiến thắng lớn so với quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì Covid-19 là Mỹ. Do đó, Trung Quốc rất khó để từ bỏ “chiến lược không Covid-19” như hiện nay, theo Bloomberg.

Một vấn đề được quan tâm hiện nay là khi nào Trung Quốc sẽ không còn áp dụng chiến lược “không Covid-19”. Hai ca nhiễm mới ghi nhận ở Tân Cương hôm 3.10 khiến nhiều thành phố ở khu tự trị này bị phong tỏa. Người dân tham gia xét nghiệm đại trà trong khi khách du lịch bị mắc kẹt vì toàn bộ các chuyến bay, chuyến tàu đã bị hủy.

Tháng trước, Trung Quốc đã phong tỏa thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, vì hàng loạt ca nhiễm mới 

Giới chức Trung Quốc khẳng định sẽ không theo đuổi chiến lược “không Covid-19” mãi mãi, chỉ thay đổi nếu cách tiếp cận như hiện nay không còn hiệu quả hoặc trở nên quá tốn kém.

Nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc được yêu cầu chuẩn bị sẵn các điểm cách ly có sức chứa hàng chục ngàn người để đón người nhập cảnh từ nước ngoài. Theo Bloomberg, đây là dấu hiệu Trung Quốc sẽ chưa từ bỏ chiến lược “không Covid-19” trong tương lai gần.

Việc đạt mục tiêu loại bỏ Covid-19, cho phép cuộc sống quay trở về bình thường ở Trung Quốc trong nửa cuối năm 2020 và nửa đầu năm 2021, đã tạo sức mạnh cho nền kinh Trung Quốc, khi phần còn lại của thế giới vất vả đối phó với dịch bệnh.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc đang loay hoay phong tỏa, tìm cách chặn đứng các chuỗi lây nhiễm, các quốc gia phương Tây đã trở lại cuộc sống bình thường nhờ tiêm chủng ở mức cao. Đó là lúc tác động tiêu cực đến Trung Quốc thể hiện rõ rệt hơn.

Mức tăng trưởng doanh số bán lẻ ở Trung Quốc đã giảm xuống mức 2,5% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái, không đạt kì vọng tăng trưởng 7% như các nhà phân tích dự báo.

Mỹ: 200.000 kit xét nghiệm Covid-19 bị thu hồi vì gây ra “dương tính giả”

Ellume, công ty Úc cung cấp 3,5 triệu bộ kit xét nghiệm Covid-19 sang Mỹ, gần đây đã phải thu hồi 200.000 bộ kit vì vấn đề...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Bloomberg ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN