Quốc gia có cách chống Covid-19 "lạ đời" nhất châu Âu

Quốc gia châu Âu này đang thu hút sự chú ý của toàn thế giới vì cách tiếp cận và những biện pháp chống dịch Covid-19 được cho là mới mẻ và lạ lùng so với những quốc gia cùng khu vực.

Khi Covid-19 bắt đầu tấn công châu Âu, hầu hết các quốc gia thuộc châu lục này đều có những biện pháp hạn chế đi lại, cấm tụ họp quá 20 người hoặc thậm chí là phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, chỉ riêng Thụy Điển là không thực hiện biện pháp nào trong số này.

Chưa kể đến những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19 như Italia, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, 2 quốc gia láng giềng với Thụy Điển là Na Uy và Đan Mạch đều đã áp dụng các biện pháp như đóng cửa trường học, quán bar, nhà hàng, hạn chế đi lại, đóng cửa biên giới… khi số ca nhiễm virus còn chưa vượt quá 4.000. Trong khi đó, Thụy Điển chọn một hướng đi khác biệt hoàn toàn.

Những cửa hàng tại Stockholm, Thụy Điển vẫn được phép kinh doanh giữa dịch Covid-19 (ảnh: NY Times)

Những cửa hàng tại Stockholm, Thụy Điển vẫn được phép kinh doanh giữa dịch Covid-19 (ảnh: NY Times)

Đến ngày 28.3, Thụy Điển đã ghi nhận 3.069 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 105 người tử vong.

Tuy nhiên, Thụy Điển mới chỉ đóng cửa các trường trung học và đại học, trường mầm non tại đây vẫn mở, những quán bar, nhà hàng và biên giới của nước này cũng trong tình trạng tương tự.

Thụy Điển cũng có một lệnh cấm tụ tập, nhưng đó là không tụ tập quá 500 người.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cách tiếp cận nhằm đối phó với dịch bệnh của Thụy Điển như đang chơi một canh bạc. Sẽ là một thảm họa khi dịch bệnh bùng phát không thể kiểm soát tại Thụy Điển hay sẽ là một chiến lược chống dịch khôn ngoan vì hàng triệu người dân tại nước này vẫn đang được đi làm và sẽ không có thiệt hại kinh tế đáng kể? Có lẽ chỉ có thời gian mới trả lời được vấn đề này.

Giới chức tại Thụy Điển vẫn hàng ngày nhắc nhở người dân rửa tay và giữ khoảng cách, chú ý sức khỏe của những người cao tuổi.

Một nhà hàng tại Thụy Điển vẫn khá đông khách ra vào (ảnh: NY Times)

Một nhà hàng tại Thụy Điển vẫn khá đông khách ra vào (ảnh: NY Times)

Tuy nhiên, Thụy Điển vẫn có những quán cà phê đông đúc và mỗi sáng và trẻ em vẫn nô đùa đầy những sân chơi. Các nhà hàng, phòng gym, trung tâm thương mại và khu trượt tuyến vẫn hoạt động dù lượng khách có vơi đi chút ít.

Theo một số chuyên gia, chiến lược ứng phó với dịch Covid-19 của Thụy Điển đề cao y thức và trách nhiệm của cộng đồng hơn là sức ép đến từ phía chính quyền.

“Toàn bộ hệ thống kiểm soát dịch bệnh của chúng tôi dựa trên các hành động tự nguyện của người dân. Bạn cần cho người dân tùy ý lựa chọn những gì là tốt nhất đối với họ. Phương pháp này sẽ hiệu quả, theo kinh nghiệm của chúng tôi”, ông Anders Tegnell, chuyên gia dịch tễ của chính phủ Thụy Điển, cho biết.

Giải thích về chiến lược chống dịch kiểu “thả lỏng” của Thụy Điển, các chuyên gia cho rằng, yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành bại của các biện pháp này đó là ý thức của người dân.

Ông Lars Tragardh, một nhà sử học tại Thụy Điển cho rằng, người dân tại Thụy Điển có mức độ tin tưởng cao vào các cơ quan chính phủ và mức độ tin tưởng xã hội cũng rất cao giữa các công dân.

Điều này cho phép Thụy Điển không cần áp đặt các biện pháp đe dọa hay trừng phạt những người vi phạm quy định của chính phủ mà chỉ cần tuyên truyền để người dân tự có ý thức chấp hành các khuyến cáo – một đặc điểm khiến Thụy Điển khác xa so với những quốc gia còn lại tại châu Âu.

Người dân Thụy Điển vẫn đi lại rất đông ngoài đường và chỉ số ít đeo khẩu trang (ảnh: NY Times)

Người dân Thụy Điển vẫn đi lại rất đông ngoài đường và chỉ số ít đeo khẩu trang (ảnh: NY Times)

Ông Lars Tragardh cho rằng, Thụy Điển không phải không hiểu ý nghĩa của của những biện pháp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 tại các nước châu Âu còn lại mà bởi vì quốc gia này có quan điểm khác về dịch bệnh.

“Hầu hết các quốc gia đều đóng cửa biên giới hay thậm chí là phong tỏa cả nước để ngăn chặn virus, nhưng tôi nghĩ rằng điều đó không có nhiều ý nghĩa. Covid-19 không phải là loại dịch bệnh có thể biến mất trong ngắn hạn. Chúng tôi đang ở giai đoạn giảm thiểu sự lây lan”, ông Lars Tragardh nhận xét.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại rằng, Thụy Điển có thể sẽ phải trả giá vì không có những biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn Covid-19, đặc biệt là khi sắp tới lễ Phục sinh, thời điểm nhiều người sẽ tổ chức các bữa tiệc ăn mừng và kéo đến những khu vui chơi, trượt tuyết.

Một số người Thụy Điển cũng đang tỏ ra khá lo lắng và cho rằng, đất nước của họ đang đi chệch khỏi xu hướng chung trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Đường cong lây nhiễm virus của Thụy Điển đã bắt đầu vồng lên từ hôm 27.3.

Thụy Điển cũng có sự chuẩn bị đối phó với dịch Covid-19 bằng cách dựng thêm 1 bệnh viện dã chiến nhỏ (ảnh: NY Times)

Thụy Điển cũng có sự chuẩn bị đối phó với dịch Covid-19 bằng cách dựng thêm 1 bệnh viện dã chiến nhỏ (ảnh: NY Times)

Tuy nhiên, một số người dân khác lại tỏ ra tương đối hài lòng với những biện pháp chống dịch mà chính phủ Thụy Điển đưa ra.

Nhận xét về những biện pháp hiện nay, Elisabeth Hatlem, một chủ khách sạn tại Thụy Điển cho biết, cô vừa mừng vừa lo. Elisabeth Hatlem cảm thấy rất hài lòng khi khách sạn của mình vẫn được mở cửa đón khách. Tuy nhiên, cô nói rằng mình sẽ không tiếp tục đưa 6 đứa con tới trường vì sợ lây nhiễm virus.

“Đối với việc kinh doanh của tôi, một lệnh hạn chế đi lại hay phong tỏa đúng là thảm họa. Tuy nhiên, tôi cũng rất lo rằng đến một thời điểm nào đó, dịch bệnh sẽ bùng phát mạnh tại Thụy Điển và không thể ngăn chặn. Tôi cảm thấy như mình đang sống trong một cuộc thí nghiệm lớn và không được lựa chọn việc mình có muốn tham gia hay không”, Elisabeth Hatlem chia sẻ.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Giáo chủ “siêu lây nhiễm” Covid-19 ở Ấn Độ khiến hơn 4 vạn người phải cách ly

Ít nhất 19 người đã dương tính với Covid-19 và hơn 40.000 người khác đang phải cách ly sau khi một nhà truyền giáo danh tiếng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – New York Times ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN