Quốc gia châu Âu loại bỏ mọi biện pháp hạn chế Covid-19: Vẫn còn thách thức lớn

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Nhờ tiêm chủng, Đan Mạch trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gỡ bỏ tất cả các biện pháp hạn chế Covid-19. Tuy nhiên, giới chức y tế nước này vẫn cảnh báo về một thách thức đang đe dọa nỗ lực miễn dịch cộng đồng ở đây. 

Đan Mạch là quốc gia châu Âu đầu tiên gỡ bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế Covid-19. Ảnh: AP

Đan Mạch là quốc gia châu Âu đầu tiên gỡ bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế Covid-19. Ảnh: AP

Theo số liệu mới, nhiều nhóm nhập cư không phải người phương Tây ở Đan Mạch vẫn tiếp tục từ chối tiêm vắc xin Covid-19, bất chấp những lời kêu gọi tha thiết từ giới chức nước này. 

Theo báo cáo của Viện Huyết Thanh Đan Mạch (SSI), chỉ có 38,8% người gốc Somali ở Đan Mạch đã được tiêm chủng ít nhất một mũi vắc xin Covid-19. Con số này ở nhóm người gốc Lebanon và Syria ở Đan Mạch lần lượt là 40,7% và 45,2%, theo trang tin địa phương BT. 

Trong khi đó, 73,3% dân số Đan Mạch đã được tiêm ít nhất một mũi vắc xin Covid-19. 

Søren Brostrøm, người đứng đầu Ủy ban Y tế quốc gia Đan Mạch, đã nhận thấy thách thức này. "Virus SARS-CoV-2 không phân biệt bất kỳ ai. Tất cả đều có thể bị lây nhiễm. Vì thế hãy đi tiêm chủng ngay lúc này. Vắc xin không nguy hiểm", ông Brostrøm thúc giục hồi tháng 8. 

Ủy ban Quốc gia Đan Mạch đang cố hết sức để vận động người nhập cư đi tiêm vắc xin Covid-19. Ngoài việc gõ cửa từng nhà để kêu gọi và thành lập các trung tâm tiêm chủng di động, ông Brostrøm còn tới các buổi cầu nguyện để thúc giục mọi người đi tiêm. 

Tỷ lệ tiêm chủng thấp ở nhóm người nhập cư có nguy cơ làm suy yếu nỗ lực của Đan Mạch trong việc ngăn chặn Covid-19 lây lan và ảnh hưởng nghiêm trọng tới mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng, theo giới chức y tế Đan Mạch. 

Nils Strandberg Pedersen, cựu viện trưởng của SSI, thể hiện sự thất vọng khi cho rằng khả năng miễn dịch cộng đồng của Đan Mạch vẫn rất xa vời dù cả đất nước đang rất nỗ lực. 

"Chúng tôi tính toán rằng tỷ lệ tiêm chủng 90% dân số cả nước sẽ giúp Đan Mạch có được miễn dịch cộng đồng. Nhưng vẫn còn đó thách thức. Nếu không tiêm chủng, bạn vẫn có thể là mối nguy hiểm với người khác", tờ BT dẫn lời ông Pedersen. 

Tờ BT chỉ ra rằng, những người nhập cư không phải người phương Tây là nhóm "miễn cưỡng tiêm vắc xin" lớn nhất ở Đan Mạch. Tờ báo này còn trích dẫn một số tin đồn lan truyền trong các cộng đồng nhập cư, cho rằng vắc xin có thể gây vô sinh và thay đổi ADN. 

Lars Østergaard, bác sĩ tại Bệnh viện đại học Aarhus (Đan Mạch), cho rằng, các nhà khoa học cần có thêm nhiều nghiên cứu về lý do dẫn đến việc nhiều người nhập cư không muốn tiêm vắc xin Covid-19, để có thể giải quyết hiệu quả vấn đề này. 

Magnus Heunicke, Bộ trưởng Y tế Đan Mạch, nhấn mạnh, mục tiêu của chính phủ là giữ cho nước này hoàn toàn mở cửa trong mùa đông tới. Đồng thời, ông Heunicke nhấn mạnh nguy cơ bùng phát của các ổ dịch do biến chủng Delta, nếu tình trạng tiêm chủng vẫn không cải thiện. 

Tuần trước, Đan Mạch trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên hủy bỏ tất cả các biện pháp hạn chế Covid-19. Cho đến nay, quốc gia này ghi nhận tổng số 353.000 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 2.600 ca tử vong. 

Nguyên nhân các nước châu Âu hỗ trợ nhiều vắc-xin Covid-19 cho Việt Nam

Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang viện trợ rất nhiều vắc-xin Covid-19 cho Việt Nam vì họ được lợi trong việc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Sputnik ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN