Quốc gia châu Âu đầu tiên dừng mua khí đốt Nga
Quốc gia này gọi việc Moscow yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp là "vô nghĩa".
Chính phủ Lithuania tuyên bố ngừng mua khí đốt tự nhiên của Nga. Ảnh: The Hill
Theo hãng RT, chính phủ Lithuania hôm 2/4 cho biết nước này đã ngừng mọi hoạt động mua khí đốt tự nhiên của Nga.
"Trong trường hợp này, yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp của Nga là vô nghĩa khi Lithuania không còn đặt hàng khí đốt của Moscow", Bộ Năng lượng Lithuania tuyên bố.
Dainius Kreivys, Bộ trưởng Năng lượng Lithuania, tuyên bố Lithuania là quốc gia châu Âu đầu tiên dừng mua khí đốt Nga. "Đây là kết quả của chính sách năng lượng chặt chẽ trong nhiều năm và các quyết định kịp thời về cơ sở hạ tầng", ông Kreivys cho biết.
Bộ Năng lượng Lithuania cho biết, mạng lưới phân phối khí đốt của nước này đã không tiếp nhận bất kỳ nguồn cung nào từ Nga kể từ ngày 1/4 - thời hạn cuối cùng mà ông Putin yêu cầu các quốc gia "không thân thiện" phải thanh toán khí đốt bằng đồng rúp. Lithuania nói việc dừng mua khí đốt của nước này là động thái đáp trả Moscow.
Hôm 1/4, ông Putin yêu cầu người mua tới từ các quốc gia "không thân thiện" phải mở tài khoản thanh toán bằng đồng rúp tại các ngân hàng của Nga để chi trả khi mua khí đốt của Moscow. Đối phó với yêu cầu này, Đức và Áo đã kích hoạt các kế hoạch khẩn cấp về việc phân chia khí đốt tiềm năng.
Toàn bộ nguồn cung khí đốt của Lithuania hiện nay đều thông qua trạm nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) Klaipeda ở khu vực bờ biển của nước này. Bộ Năng lượng Lithuania cho biết, trạm nhập khẩu này tiếp nhận 3 chuyến hàng lớn mỗi tháng và nếu cần thiết, Lithuania có thể hợp tác với Latvia và Ba Lan về cung cấp khí đốt.
Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt và gần 1/3 lượng dầu của các nước EU. Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda đã kêu gọi các nước thành viên EU phải cắt giảm cả khí đốt và dầu nhập khẩu từ Nga. "Các nước châu Âu phải ngừng mua khí đốt và dầu của Nga vì Moscow đang dùng số tiền này để tài trợ cho chiến sự ở Ukraine", ông Nauseda nói hôm 31/3.
Trong khi đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm 1/4 tuyên bố, một số quốc gia, bao gồm cả Hungary, sẽ không thể thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga. Chủ tịch liên đoàn các ngành công nghiệp Đức, Siegfried Russwurm, hôm 31/3 cho biết, công nghiệp Đức sẽ "sụp đổ" nếu bị Nga cắt nguồn cung khí đốt.
Hôm 31.3, Tổng thống Mỹ Biden đã tuyên bố nước này sẽ xả 180 triệu thùng dầu ra thị trường nhằm “hạ nhiệt” giá xăng dầu. Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo, động...
Nguồn: [Link nguồn]