Quốc gia châu Âu có thể đảo ngược việc trừng phạt Nga

Các nhà hoạt động Thụy Sĩ được chính đảng có ảnh hưởng nhất hậu thuẫn, đã thu thập đủ số chữ ký cần thiết để kích hoạt một cuộc trưng cầu dân ý về việc khôi phục lại lập trường trung lập của quốc gia.

Thụy Sĩ sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để xác định lại lập trường trung lập của quốc gia.

Thụy Sĩ sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để xác định lại lập trường trung lập của quốc gia.

Theo RT, “Sáng kiến trung lập” được hơn 130.000 người Thụy Sĩ ký tên đã chính thức được đệ trình hôm 11/4. Sáng kiến này sẽ xác định lại lập trường trung lập của Thụy Sĩ, ngăn quốc gia tham gia “bất kỳ liên minh quân sự hoặc liên minh phòng thủ nào”, trừ khi bị tấn công trực tiếp.

Sáng kiến cũng ngăn chính phủ áp đặt hoặc tham gia vào các biện pháp trừng phạt quốc gia khác, trừ khi quyết định này được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua. 

Thụy Sĩ là quốc gia duy trì lập trường trung lập kể từ năm 1815. Quốc gia này không nghiêng về phe nào trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Thụy Sĩ cũng không phải thành viên EU hay NATO.

Nhưng trong xung đột ở Ukraine, Thụy Sĩ đã cùng hầu hết các quốc gia phương Tây, áp đặt trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga, phong tỏa hàng tỷ USD tài sản của Nga và hỗ trợ Ukraine trong xung đột.

Thụy Sĩ không trực tiếp hỗ trợ quân sự cho Ukraine nhưng không cấm các quốc gia khác cung cấp vũ khí và đạn dược do Thụy Sĩ sản xuất cho Ukraine.

Theo Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Nga không còn coi Thụy Sĩ là quốc gia trung lập vì những quyết định trên

Mọi chuyện đang có dấu hiệu thay đổi kể từ khi đảng Nhân dân Thụy Sĩ (SVP) chiếm đa số ghế trong Quốc hội trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 10/2023. SVP là đảng chủ chương duy trì lập trường trung lập của Thụy Sĩ.

Hôm 11/4, đảng SVP ra tuyên bố cho biết các biện pháp trừng phạt Nga "đang gây tổn hại và đe dọa sự ổn định của chính quốc gia". SVP ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý theo “Sáng kiến trung lập”.

"Nếu quốc gia nào cũng theo đuổi lập trường như Thụy Sĩ, sẽ không có chiến tranh nổ ra", đảng SVP cho biết.

"Sáng kiến trung lập" cũng kêu gọi Thụy Sĩ đóng vai trò trung gian hòa giải và sử dụng “tính trung lập vĩnh cửu của quốc gia để ngăn chặn và giải quyết xung đột". Thụy Sĩ muốn tổ chức một hội nghị hòa bình để bàn về giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine trong năm nay và được cho là đã mời hơn 100 quốc gia tham dự.

Tuy nhiên, Nga bày tỏ quan điểm cho rằng hội nghị hòa bình do Thụy Sĩ tổ chức là "vô ích" và sẽ không tham gia, kể cả khi được mời. Nga cho rằng hội nghị sẽ chỉ tập trung thúc đẩy sáng kiến hòa bình của Ukraine. Nga từng nhiều lần khẳng định sáng kiến này là "phi thực tế".

Nguồn: [Link nguồn]

Trong cuộc gặp Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ở thủ đô Tallin vào ngày 3/4, Tổng thống Estonia Alar Karis khẳng định quan điểm ủng hộ Ukraine tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN