Quốc gia Bắc Âu gây khó dễ cho người Nga ở Bắc Cực

Bộ Ngoại giao của quốc gia Bắc Âu này mới đây xác nhận đơn xin miễn trừ nhân đạo của Nga bị từ chối. 

Thị trấn Barentsburg. Ảnh: Live Journal

Thị trấn Barentsburg. Ảnh: Live Journal

Hãng RT hôm 28/6 đưa tin, hoạt động khai khoáng của người Nga ở quần đảo Svalbard, Bắc Cực, có nguy cơ bị ảnh hưởng sau khi giới chức Na Uy tạm giữ hơn 20 tấn hàng tiếp tế ở cảng Storskog. Quốc gia Bắc Âu dẫn lý do tuân thủ lệnh trừng phạt của EU với Moscow khi đưa ra động thái này. 

Bộ Ngoại giao Na Uy ngày 28/6 xác nhận, đơn xin cấp phép vận tải đặc biệt của Nga bị từ chối dù Moscow đã gửi công văn đề nghị phía Na Uy tạo điều kiện có ngoại lệ với trường hợp này. 

Trước đó, đài truyền hình quốc gia Na Uy NRK đưa tin, đơn xin cấp phép vận tải đặc biệt do đại sứ quán Nga ở Na Uy và công ty khai khoáng Arktikugol đưa ra đã bị từ chối hôm 15/6. 

Theo RT, công ty Arktikugol hoạt động ở thị trấn khai khoáng Barentsburg, nơi chủ yếu là người Nga sinh sống, thuộc quần đảo Svalbard. Quần đảo này, nằm giữa vòng Bắc Cực và cực Bắc, có chưa đến 3.000 cư dân và thuộc quyền tài phán của Na Uy. 

Cố vấn Siri R. Svendsen, làm việc tại Bộ Ngoại giao Na Uy, nói với đài NRK rằng, luật pháp Na Uy được áp dụng ở thị trấn Barentsburg. Vì vậy, số hàng tiếp tế của Nga được chuyển tới đây cũng nằm trong danh sách bị áp lệnh trừng phạt của EU. 

Người dân ở Barentsburg trông cậy vào một con tàu duy nhất chở hàng tiếp tế từ thành phố Tromsø tới thị trấn này, theo lịch 10 ngày/lần. Trước đó, hàng tiếp tế Nga được chở từ thành phố Murmansk, tây bắc nước Nga, tới thành phố Tromsø của Na Uy và được chất lên tàu. Tuy nhiên, Na Uy đã tạm giữ số hàng này tại cửa khẩu Storskog. 

Công ty Arktikugol lo sợ một cuộc khủng hoảng nhân đạo sẽ xảy ra ở thị trấn Barentsburg nếu số hàng tiếp tế không được thông quan, theo một bức thư mà công ty này gửi cho giới chức Na Uy vào tháng trước. 

Sergey Gushchin, tổng lãnh sự Nga tại Na Uy, nói với đài NRK rằng, hoa quả, rau, bột mì và sữa đang cạn kiệt tại thị trấn, nhưng cho biết, tới lúc này, tình hình vẫn "tạm ổn định".  

"Tôi có thể đảm bảo với mọi người rằng không ai bị tổn hại chừng nào Na Uy còn toàn quyền kiểm soát quần đảo này", Lars Fause, thống đốc quần đảo Svalbard nói trên đài truyền hình quốc gia Na Uy. Chính phủ Na Uy đang "trao đổi liên tục" với công ty Arktikugol. 

Trước đây, quần đảo Svalbard từng là tâm điểm căng thẳng ngoại giao giữa Na Uy và Nga. Sau chuyến thăm của một quan chức cấp cao Nga năm 2015, Na Uy đã thắt chặt các yêu cầu nhập cảnh với người Nga theo lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moscow, liên quan tới Ukraine. Moscow phản đối động thái của Na Uy, cho rằng điều này vi phạm hiệp ước năm 1920 - quy định quyền cai trị của Na Uy với quần đảo Svalbard.

Nga thông báo 2 sự việc hy hữu xảy ra trong quân đội Ukraine

Quân đội Nga cho hay, sự yếu kém của lực lượng lính đánh thuê đã gây ra ít nhất 2 vụ “bắn nhầm”, hậu quả là binh sĩ Ukraine thiệt mạng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - RT ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN