Quay lưng với Nga, Đức - Hà Lan hợp tác khai thác mỏ khí đốt mới ở Biển Bắc
Chính phủ Hà Lan cho biết nước này và Đức sẽ cùng nhau khoan thăm dò một mỏ khí đốt mới ở Biển Bắc, một ngày sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt cho Amsterdam.
Lãnh đạo cơ quan khai thác mỏ Hà Lan – Hans Vijlbrief “đã cấp giấy phép cho đơn vị phía Hà Lan vào ngày 1/6”, và việc cấp giấy phép tương tự cũng đang được tăng tốc ở Đức. Khí đốt từ mỏ này dự kiến sẽ được khai thác vào năm 2024.
“Nội các Hà Lan ủng hộ khai thác khí đốt ở Biển Bắc để phục vụ một số mục đích, bao gồm cả đảm bảo nguồn cung khí đốt sưởi ấm cho nhà dân”, cơ quan kinh tế và khí hậu nước này cho biết.
Kế hoạch khoan thăm dò khí đốt ở vị trí 10 hải lý ngoài khơi biên giới Hà Lan – Đức từng được đề cập đến nhiều lần, nhưng đã trở nên cấp bách kể từ khi tập đoàn Gazprom (Nga) tuyên bố ngừng cung cấp khí đốt cho Hà Lan hôm 31/5. Lý do mà Gazprom đưa ra là do công ty năng lượng Hà Lan GasTerra từ chối thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng rúp.
Bang Hạ Saxony của Đức cách đây 1 năm quyết định không cấp giấy phép cho dự án, vì vị trí khoan nằm gần các đảo có hệ sinh thái nhạy cảm như Schiermonnikoog và Borkum.
Tuy nhiên, bang Hạ Saxony “hiện đang đưa ra một quyết định khác vì xung đột ở Ukraine”, chính quyền Hà Lan cho biết.
Theo Amsterdam, một số biện pháp sẽ được thực hiện để bảo vệ môi trường bao gồm đặt giàn khoan cách xa một dự án nuôi hàu trong khu vực, không xả dung dịch khoan ra biển và bơm nước thải ra trong quá trình sản xuất khí qua một bộ lọc để làm sạch.
Amsterdam không đưa ra con số ước tính về trữ lượng mỏ khí đốt. Nhưng các số liệu trước đó của chính phủ Hà Lan cho biết trong khoảng từ năm 2018 đến năm 2050, các mỏ khí đốt nhỏ hơn ở nước này có thể sản xuất 232-335 tỷ mét khối khí, “trong đó khoảng 60% là từ các mỏ trên biển”.
Hồi tháng 4, Hà Lan tuyên bố sẽ ngừng nhập khẩu khí đốt và dầu Nga vào cuối năm nay. Khí đốt từ Nga chiếm khoảng 15% tổng nguồn cung của nước này.
Trong khi đó, Đức phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng Nga. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang chạy đua để cắt giảm năng lượng của Nga và gần như đã loại bỏ hoàn toàn than Nga.
Nguồn: [Link nguồn]
Sau rất nhiều khó khăn, Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng cũng đã nhất trí về việc tung ra gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga để gây sức ép trong cuộc khủng hoảng Ukraine, trong...