Quan tài mạ vàng của hoàng đế Ai Cập Tutankhamun lần đầu tiên rời lăng mộ 3.300 năm

Sự kiện: Bí ẩn xác ướp

Quan tài mạ vàng là chiếc duy nhất được để lại trong số 3 quan tài được phát hiện trong lăng mộ của vị hoàng đế trẻ nhất Ai Cập cổ đại.

Theo Daily Mail, chiếc quan tài cổ lần đầu tiên được đưa ra khỏi lăng mộ vua Tutankhamun kể từ khi nó được phát hiện năm 1922 bởi nhà khảo cổ Howard Carter.

Nhà khảo cổ người Anh phát hiện lăng mộ pharaoh Tutankhamun chứa đầy kho báu, bao gồm cả một con dao được làm từ thiên thạch. Khi vào trong lăng mộ, các nhà khảo cổ còn phát hiện 3 quan tài đặt sát nhau, một chiếc bằng vàng nguyên khối, một chiếc dát vàng và chiếc còn lại mạ vàng.

Quan tài mạ vàng được tìm thấy trong lăng mộ hoàng đế Ai Cập Tutankhamun năm 1922

Quan tài mạ vàng được tìm thấy trong lăng mộ hoàng đế Ai Cập Tutankhamun năm 1922

Không lâu sau phát hiện, hai chiếc quan tài làm bằng vàng nguyên khối và dát vàng được chuyển tới bảo tàng Ai Cập ở thủ đô Cairo, trong khi quan tài mạ vàng được để lại.

Hồi tháng 7, các nhà khoa học đã chuyển chiếc quan tài mạ vàng ra ngoài với sự canh phòng cẩn mật và nó được khử độc trong 7 ngày.

Các nhà khoa học đang khôi phục những chỗ vỡ nứt trên quan tài mạ vàng

Các nhà khoa học đang khôi phục những chỗ vỡ nứt trên quan tài mạ vàng

Việc chuyển quan tài ra ngoài nằm trong kế hoạch khôi phục cổ vật. Quá trình khôi phục sẽ tiếp tục bằng thiết bị không xâm lấn. Sau quá trình này, bất cứ lớp thạch cao nào bị vỡ sẽ được thay thế để giống với hiện trạng ban đầu. Quá trình khôi phục dự kiến khoảng 8 tháng.

Khi quá trình này hoàn tất, quan tài mạ vàng sẽ được trưng bày tại bảo tàng Ai Cập. Đó cũng là lần đầu tiên cả 3 quan tài trong lăng mộ Tutankhamun được trưng bày tại một địa điểm. 

Nhiều báu vật khác cũng được khôi phục

Nhiều báu vật khác cũng được khôi phục

Tutankhamun, còn được gọi với biệt danh "Vị pharaoh Vàng", trị vì Ai Cập ở giai đoạn 1332 - 1323 (TCN) khi mới chỉ 9 hoặc 10 tuổi. Ông mất năm 18 tuổi và được chôn cất ở thung lũng các nhà vua tại Ai Cập. Nguyên nhân cái chết vẫn còn là bí ẩn tới tận ngày nay.

Năm 1907, George Herbert, bá tước Carnarvon đời thứ 5, mời nhà khảo cổ Howard Carter giám sát các cuộc khai quật ở thung lũng các nhà vua. Ngày 4/11/1922, nhóm khảo cổ của Carter phát hiện lối đi dẫn tới lăng mộ vua Tutankhamun. Đây được coi là lăng mộ hoàng gia Ai Cập cổ đại đầu tiên được phát hiện gần như còn nguyên vẹn. Một năm sau, nhà khảo cổ người Anh quyết định khám phá bên trong lăng mộ.

Carter và nhóm của ông mất 10 năm để dọn sạch lăng mộ chứa vô số kho báu và cổ vật. Số kho báu khổng lồ trong lăng mộ khiến nhiều người Ai Cập tin rằng vua Tutankhamun là hiện thân cho vinh quang của Ai Cập cổ đại.

Lời nguyền Tutankhamun: Ám ảnh cái chết của ”những kẻ phạm thượng” và sự thật phía sau?

Phớt lờ cảnh báo về lời nguyền đáng sợ của xác ướp vị pharaoh trẻ nhất Ai Cập cổ đại, một số nhà khảo cổ vẫn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Daily Mail ([Tên nguồn])
Bí ẩn xác ướp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN