Quân J rô trong bộ bài Tây: Vị hoàng tử quyết đấu chiến binh Achilles vĩ đại

Vị hoàng tử này và cuộc chiến thành Troy được biết đến rộng rãi trong thần thoại Hy Lạp và các nhà khảo cổ nói rằng có lý do để tin rằng đây là câu chuyện có thật trong lịch sử.

Hình tượng hoàng tử Hector trong bộ phim Troy năm 2004.

Hình tượng hoàng tử Hector trong bộ phim Troy năm 2004.

Người Pháp thời quân chủ chuyên chế quan niệm quân J rô trong bộ bài Tây là hoàng tử thành Troy, Hector. Không có nhiều thông tin về Hector trong lịch sử, nhưng các nhà sử học phương Tây đều đồng tình rằng thành Troy là địa danh có thật và cuộc chiến với quân Hy Lạp không chỉ đơn thuần là chuyện thần thoại.

Trong thần thoại Hy Lạp và La Mã, Hector được phác họa là một trong những chiến binh vĩ đại nhất trong cuộc chiến thành Troy với quân Hy Lạp. Hector cùng các binh sĩ và đồng minh tiêu diệt “31.000 quân Hy Lạp”, nhưng cuối cùng mất mạng trước Achilles, chiến binh vĩ đại nhất của Hy Lạp.

Cái chết được báo trước

Troy trong thần thoại Hy Lạp là thành trì bị vây hãm trong 10 năm, cuối cùng bị đoàn quân Hy Lạp do vua Agamemnon thống lĩnh khuất phục. Iliad, trường ca Hy Lạp cổ đại nêu lý do cho cuộc chiến Troy – Hy Lạp là do Paris, con trai của vua Troy, Priam, bắt cóc Helen, hoàng hậu Sparta.

Trường ca Illiad nhắc đến việc các vị thần can thiệp, giúp đỡ các nhân vật ở cả hai chiến tuyến.

Các vị thần đã định sẵn tương tai đen tối cho thành Troy, nhưng hoàng tử Hector không hề chạy trốn. Hector lãnh đạo quân đội thành Troy nghênh chiến với quân Hy Lạp.

Trong trường ca Illiad, Hector giết chết dũng sĩ Hy Lạp là Protesilaus ngay những ngày đầu tiên khởi đầu cuộc chiến tranh Troy – Hy Lạp. Trong lời sấm truyền của các vị thần, dũng sĩ Hy Lạp nào đặt chân lên đất Troy đầu tiên sẽ vĩnh viễn bỏ xác nơi chiến trường.

Cuộc quyết đấu giữa hoàng tử Hector và chiến binh vĩ đại nhất Hy Lạp Achilles.

Cả 3 dũng sĩ Hy Lạp là Protesilaus, Ajax và Odysseus đều ngần ngại xung phong. Odysseus ném khiên, nhảy xuống đầu tiên, nhưng Protesilaus mới là dũng sĩ đầu tiên bị Hector khuất phục. Người thứ hai trở thành nạn nhân của Hector là dũng sĩ Ajax.

Ajax dùng lưỡi giáo đâm thủng giáp Hector, khiến hoàng tử thành Troy đổ máu. Nhưng cuối cùng Ajax vẫn chết bởi lưỡi kiếm của Hector. Lúc này, Hector thể hiện thành ý để cho quân Hy Lạp thời gian chôn cất các chiến binh tử trận. Người Hy Lạp nhân cơ hội này xây dựng thành lũy, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh kéo dài.

Thừa thắng xông lên, Hector dẫn quân Troy đánh thẳng vào doanh trại quân Hy Lạp, đốt phá nhiều chiến thuyền. Đích thân vua Agamemnon phải ra trận ứng chiến. Hector cho binh sĩ hạ trại ngay trên trận địa, chờ trời sáng để tiếp tục đẩy lùi quân Hy Lạp.

Hector có thể đánh bại bất cứ chiến binh Hy Lạp nào ngoại trừ Achilles.

Hector có thể đánh bại bất cứ chiến binh Hy Lạp nào ngoại trừ Achilles.

Cuộc tấn công của quân Troy bị đẩy lùi khi Patroclus, em họ của Achilles, mặc áo giáp anh họ, dẫn quân giao chiến. Hector tưởng đó là Achilles nên giết chết kẻ địch, đến lúc bỏ mũ giáp mới biết mình đã giết nhầm người.

Cán cân cuộc chiến thay đổi khi Achilles ra trận báo thù cho em họ. Theo lời sấm truyền của các vị thần, một khi Achilles xuất hiện, không một thế lực nào có thể ngăn cản được.

Cuộc chiến giữa Achilles và Hector đúng là không hề cân sức. Achilles là chiến binh bất khả chiến bại, lại có vị thần chiến tranh Athena bảo trợ. Trong một lần giao chiến, Hector khéo léo né được cây thương của Achilles, nhưng bị xao lãng vì thần Athena biến thành Paris, em trai của Hector. Achilles chớp lấy thời cơ đâm chết Hector.

Thân xác Hector bị Achilles kéo đi quanh cổng thành, mãi về sau mới được trao trả cho thành Troy.

Theo ghi chép của nhà địa lý Hy Lạp Pausanias sống ở thế kỷ thứ 2, thành Thebes của Hy Lạp có hầm mộ Hector và xương cốt của hoàng tử thành Troy được đem về đây chôn cất.

Cuộc chiến có thật

Cuộc chiến thành Troy được ghi nhận là sự kiện có thật trong lịch sử.

Cuộc chiến thành Troy được ghi nhận là sự kiện có thật trong lịch sử.

Thành Troy ngày nay nằm ở khu khảo cổ tại Hisarlik, phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Dấu vết thành Troy bắt nguồn từ năm 4.000 trước Công nguyên. Thành phố này đã nhiều lần bị phá hủy, nhưng rồi sầm uất trở lại.

“Không chỉ có một thành Troy, có ít nhất 10, từng lớp từng lớp nằm chồng lên nhau”, nhà nghiên cứu Gert Jan van Wijngaarden tại Đại học Amsterdam từng nói.

Năm 1873, các nhà khảo cổ phát hiện nhiều của cải giá trị được cho là của vua Priam. Kho báu bao gồm vàng, bạc, nữ trang, đồng, nhẫn vàng và các hiện vật làm từ kim loại quý.

Xerxes, vị vua Ba Tư từng đem quân xâm lược Hy Lạp, được cho là đã dừng chân ở Troy để cầu nguyện. Alexander Đại đế cũng làm điều tương tự vào thế kỷ thứ 4, vì thành phố này có đền thờ thần Athena, Strabo, một người từng sống cách đây 2.000 năm viết, theo Live Science.

Thành Troy đã vĩnh viễn biến mất vào thế kỷ thứ 13.

Thành Troy đã vĩnh viễn biến mất vào thế kỷ thứ 13.

Thành Troy tiếp tục phát triển ở thời La Mã. Người La Mã tin rằng thành Aeneas, dũng sĩ thành Troy, có nguồn gốc La Mã. “Vậy nên thành Troy thời La Mã ngày càng nổi tiếng nhờ thần thoại, là địa điểm thu hút người hành hương và khách du lịch”, nhà nghiên cứu Trevor Bryce đến từ Đại học bang Queensland, Úc, viết.

Bryce nhấn mạnh rằng thành Troy trở nên thịnh vượng nhất là khi trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng. Đến thời Trung cổ, thành Troy dần dần tàn lụi. Vào thế kỷ 13, thành phố này chỉ còn là một cộng đồng sống bằng nghề nông.

Ngày nay, thành Troy là di sản thế giới do UNESCO công nhận và là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhà sử học cũng đồng tình rằng cuộc chiến thành Troy là có thật, sát với thực tế được mô tả trong trường Illiad nhất. Nhà khảo cổ học Manfred Korfmann nói: “Theo như những gì chúng ta biết, trường ca Illiad dựa trên sự kiện có thật trong lịch sử, nghĩa là cuộc chiến thành Troy về cơ bản đã diễn ra trong quá khứ”.

Bryce cũng đồng tình, nói rằng nhiều nhà thơ thời cổ đại đã mô tả về cuộc chiến thành Troy và đây rõ ràng không phải là sự trùng hợp.

____________________

Cuộc chiến giành ngôi vương ở nước Anh thế kỷ 15 ở Anh là niềm cảm hứng cho những tác phẩm văn học, phim ảnh nổi tiếng như Trò chơi vương quyền. Ít người biết rằng hình tượng hoàng hậu cầm hoa hồng đỏ từng được người Anh và Pháp xem như đại diện cho quân Q cơ trong bộ bài Tây. Bài đăng 10 giờ sáng ngày 26.1 trên mục Thế giới sẽ kể về câu chuyện này.

Quân J rô trong bộ bài Tây: Vị hoàng tử quyết đấu chiến binh Achilles vĩ đại - 5Quân J rô trong bộ bài Tây: Vị hoàng tử quyết đấu chiến binh Achilles vĩ đại - 5Quân J rô trong bộ bài Tây: Vị hoàng tử quyết đấu chiến binh Achilles vĩ đại - 5Quân J rô trong bộ bài Tây: Vị hoàng tử quyết đấu chiến binh Achilles vĩ đại - 5Quân J rô trong bộ bài Tây: Vị hoàng tử quyết đấu chiến binh Achilles vĩ đại - 5Quân J rô trong bộ bài Tây: Vị hoàng tử quyết đấu chiến binh Achilles vĩ đại - 5Quân J rô trong bộ bài Tây: Vị hoàng tử quyết đấu chiến binh Achilles vĩ đại - 5Quân J rô trong bộ bài Tây: Vị hoàng tử quyết đấu chiến binh Achilles vĩ đại - 5
Quân K bích trong bộ bài Tây: Vị vua đi vào thần thoại, đánh bại gã khổng lồ Goliath

Vua David của Israel là một nhân vật có thật trong lịch sử, trị vì vương quốc Israel từ năm 1010-970 trước Công nguyên và...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN