Quân đội Thụy Sĩ cảnh báo "hậu quả nghiêm trọng" nếu trì hoãn mua tiêm kích F-35

Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ bày tỏ lo ngại rằng thương vụ mua tiêm kích tàng hình F-35 sẽ bị gián đoạn nếu nước này tổ chức cuộc trưng cầu dân ý dự kiến diễn ra vào năm sau.

Thụy Sĩ muốn mua 36 tiêm kích tàng hình F-35A của Mỹ.

Thụy Sĩ muốn mua 36 tiêm kích tàng hình F-35A của Mỹ.

Thụy Sĩ, quốc gia châu Âu với hơn 500 năm trung lập, hiện đang đối mặt với rắc rối trong nước về thương vụ mua 36 chiếc tiêm kích tàng hình tàng hình F-35A của Mỹ với giá 6,2 tỉ USD.

Trong tuyên bố ngày 24/8, Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ cảnh báo mọi sự chậm trễ trong thương vụ này sẽ dân đến "hậu quả nghiêm trọng" với an ninh quốc gia.

Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ đưa ra tuyên bố sau khi chính phủ nước này xác nhận rằng liên minh thiên tả có tên “Ngừng F-35” đệ trình đủ 100.000 chữ ký của người dân, mốc cần thiết để tổ chức trưng cầu dân ý.

"Cuộc trưng cầu dân ý chỉ nhắm vào loại máy bay đó”, liên minh ra thông cáo. Nếu Thụy Sĩ lựa chọn một loại máy bay chiến đấu khác, kiến nghị sẽ được rút bỏ.

Liên minh dự kiến kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý vào tháng 3 năm sau. Đây cũng là thời hạn chót để Thụy Sĩ ký hợp đồng với nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin.

Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ cho rằng, thời điểm đề xuất trưng cầu dân ý không phù hợp vì nhánh hành pháp và Quốc hội sẽ không có đủ thời gian để công bố kết quả bỏ phiếu và thực hiện các thủ tục liên quan để ký hợp đồng với Lockheed Martin trước thời hạn chót.

"Các vấn đề liên quan tới thương vụ F-35 cần được đệ trình lên Quốc hội trong mùa đông", Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ tuyên bố. "Mọi sự chậm trễ với thương vụ F-35 sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng với an ninh của Thụy Sĩ".

Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ lo ngại, việc nước này chần chừ sẽ khiến các quốc gia khác như Đức, Phần Lan, Canada có thể nhận các tiêm kích F-35 do Lockheed Martin sản xuất trước.

Khi đó, Thụy Sĩ phải chờ đợi lâu hơn để nhận các tiêm kích F-35 hoặc phải chấp nhận trả giá cao hơn. Quân đội Thụy Sĩ muốn sở hữu các tiêm kích F-35 theo tầm nhìn nâng cấp năng lực phòng không vào năm 2030.

Tuy nhiên, đảng Dân chủ Xã hội Thụy Sĩ phản đối thương vụ, cho rằng tiêm kích tàng hình do Mỹ sản xuất quá đắt đỏ và không phù hợp với không quân nước này.

Thụy Sĩ là quốc gia trung lập được quy định trong hiến pháp. Nếu sở hữu tiêm kích F-35, an ninh quốc gia Thụy Sĩ sẽ có liên hệ mật thiết với Mỹ.

Chính phủ Thụy Sĩ chọn mua tiêm kích F-35 vào năm ngoái, sau khi cân nhắc các lựa chọn khác như chiến đấu cơ Rafale của Pháp và Eurofighter Typhoon do Anh, Đức, Italia và Tây Ban Nha hợp tác sản xuất.

Nga: Thụy Sĩ không còn trung lập

Moscow bác bỏ khả năng Thụy Sĩ trở thành bên đại diện cho các lợi ích của Ukraine ở Nga, trong bối cảnh Nga và nước láng giềng xảy ra xung đột.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN