Quân đội Nga tung thiết giáp đồ cổ cực hiếm vào chiến trường Ukraine
Thiết giáp đồ cổ cực kỳ hiếm gặp dựa trên khung gầm xe tăng T-34 đã được Quân đội Nga đưa ra chiến trường Ukraine.
Để khắc phục tình trạng thiếu trang thiết bị, Nga đã phải sử dụng cả một loại thiết giáp đồ cổ sử dụng khung gầm xe tăng hạng trung T-34 trên chiến trường Ukraine và đã có ít nhất 1 phương tiện bị thu giữ làm chiến lợi phẩm.
Đó chính là xe cứu kéo - thu hồi (BREM) BTS-4, sự độc đáo và hiếm có của chiếc BREM này nằm ở chỗ, nó được chế tạo trên khung gầm của xe tăng T-44, được phát triển vào năm 1944 như một cải tiến xa hơn từ T-34-85.
Xe tăng T-44 là tiền thân của T-54, được sản xuất trong giai đoạn 1944 - 1947 với số lượng 1.800 chiếc, loại BREM BTS-4 bắt đầu chế tạo từ năm 1963, tuy nhiên chưa rõ có bao nhiêu phương tiện này ra đời cũng như còn hoạt động trong Quân đội Nga.
Ở phương Tây, BTS-4 được gọi bằng cái tên T-54T. Ngoài phiên bản chính, nó còn một vài biến thể ít phổ biến hơn sử dụng khung gầm xe tăng T-55, hay thậm chí là T-62, nhưng đáng ngạc nhiên là Nga vẫn dùng loại lắp trên khung gầm T-44.
Theo tin tức từ báo chí Ukraine, chúng ta biết được rằng Nga đã mất ít nhất 1 xe cứu kéo BTS-4 vào tay Quân đội Ukraine trong giai đoạn đầu tiên của chiến dịch, khi các cánh quân của họ tràn xuống từ biên giới Belarus.
Trên chiếc xe bị bắt giữ làm chiến lợi phẩm có thể thấy ít nhất hai đặc điểm - "dải băng Thánh George" như một yếu tố nhận diện là xe đang được Quân đội Nga sử dụng, đi kèm một số biện pháp bảo vệ bổ sung.
Nhưng sau thời điểm tháng 3/2022, chiếc BTS-4 chiến lợi phẩm nói trên không bao giờ xuất hiện trong các nguồn mở, và điều này là do sự thiếu hụt trang thiết bị mà Lực lượng vũ trang Ukraine đang phải gánh chịu.
Điều này chứng tỏ rằng chiếc BREM hiếm hoi dựa trên "người em" của xe tăng T-34 không được sử dụng bởi Quân đội Ukraine cho vai trò phòng thủ, hoặc cũng có thể nó đã bị phá hủy sau đó ít lâu bởi hỏa lực của Nga.
Nhưng mới đây Quân đội Nga lại vừa "mở kho" và đưa một đoàn xe thiết giáp cứu kéo BTS-4 khác từ khu vực Kaluga ra chiến trường, do vậy không loại trừ khả năng chiếc thiết giáp "hàng hiếm" này sẽ lại một lần nữa lọt vào tay binh sĩ Ukraine.
Cấn nói thêm, chiếc xe thiết giáp cứu kéo này sử dụng khung gầm xe tăng nhưng bỏ đi tháp pháo gắn khẩu pháo chính D-10T2S cỡ nòng 100 mm và thay vào đó là hệ thống ròng rọc, cần cẩu, tời kéo, kích thủy lực, lưỡi chặn...
Thiết bị gây nhiều chú ý nhất trên chiến xe đặc chủng này là một ống thở kích thước lớn, giúp xe có thể di chuyển ngầm qua lòng sông một cách dễ dàng bằng cách dựng thiết bị này lên.
Nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga cũng vượt sông bằng cách đi ngầm dưới đáy và có thiết bị tương tự như loại nhìn thấy trên BTS-4 nhưng ở dạng tháo rời, không gắn cố định vào thân xe.
Đối tượng phục vụ chính của BTS-4 là xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, hay các loại xe thiết giáp bánh xích hạng trung tương tự.
Để cứu kéo hay sửa chữa xe tăng thuộc loại T-72, T-80 hay T-90, Quân đội Nga tin dùng loại BREM-1M đặt trên khung gầm chiến xa T-90 hơn.
Nga lần đầu tiên sử dụng máy bay không người lái cảm tử Lancet-3 nhằm vào các vị trí của quân đội Ukraine ở tỉnh Zaporozhye, Tass đưa tin ngày 18/7. Trước đó chưa từng có báo...
Nguồn: [Link nguồn]