Quân đội Myanmar nói "cứng" về các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây
Một quan chức hàng đầu của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo quân đội Myanmar về các lệnh trừng phạt của phương Tây và sự cô lập, nhưng nhận được câu trả lời "cứng rắn" từ Phó Tổng tư lệnh quân đội Myanmar.
Phó Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Soe Win (giữa). Ảnh: Flickr
Hãng Reuters hôm 4/3 đưa tin, Christine Schraner Burgener, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc (LHQ) ở Myanmar, đã có cuộc trao đổi với Phó Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Soe Win.
Bà Christine cảnh báo ông Soe Win rằng, quân đội Myanmar có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt quyết liệt từ nhiều nước và bị cô lập vì thực hiện đảo chính.
Chia sẻ với phóng viên ở New York, Mỹ, bà Christine nói: "Câu trả lời mà tôi nhận được từ ông Soe Win là: 'Chúng tôi đã quen với các lệnh trừng phạt và vẫn vượt qua được'.
Khi tôi cảnh báo về sự cô lập, ông Soe Win nói: 'Chúng tôi phải học cách tự bước đi dù chỉ có một vài sự ủng hộ'".
Các nước phương Tây, bao gồm Mỹ, Anh, Canada và Liên minh châu Âu, đã áp dụng hoặc đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt nhằm vào quân đội Myanmar và các đồng minh kinh tế của họ.
Hội đồng bảo an LHQ đã bày tỏ quan ngại về tình trạng khẩn cấp ở Myanmar, nhưng đã ngừng lên án cuộc đảo chính vì vấp phải sự phản đối của Nga và Trung Quốc - 2 nước coi đây là công việc nội bộ của Myanmar.
"Tôi hy vọng rằng, họ nhận ra đây không chỉ là công việc nội bộ của Myanmar mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực", bà Christine chia sẻ khi nhắc đến Trung Quốc và Nga.
Đặc phái viên của LHQ tại Myanmar cũng cho biết, ông Soe Win nói với bà rằng: "Sau một năm, quân đội Myanmar muốn tổ chức một cuộc bầu cử khác".
Lần cuối cùng bà Christine nói chuyện với Phó Tổng tư lệnh Myanmar là ngày 15/2. Hiện tại, 2 bên đang trao đổi với nhau bằng văn bản.
"Theo tôi, đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi sẽ bị điều tra và bị cấm cản. Sau đó, quân đội Myanmar sẽ tổ chức một cuộc bầu cử mới với hy vọng giành chiến thắng và tiếp tục nắm quyền", bà Christine nhận định về kịch bản có thể xảy ra ở quốc gia Đông Nam Á.
Cũng theo đặc phái viên LHQ tại Myanmar, quân đội có lẽ "bị bất ngờ" với những cuộc biểu tình phản đối đảo chính.
Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội nước này đảo chính và bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi cùng nhiều quan chức hàng đầu của đảng NLD. Tháng 11/2020, đảng NLD giành chiến thắng trong cuộc bầu cử mà quân đội cáo buộc là "gian lận".
Vài ngày sau khi tuyên bố cách chức Đại sứ tại Liên Hợp Quốc của ông U Kyaw Moe Tun, chính quyền quân sự Myanmar đã bổ...
Nguồn: [Link nguồn]