Quân đội Mỹ lần đầu nhận tên lửa đạn đạo uy lực thay thế ATACMS

Quân đội Mỹ ngày 8/12 đã nhận lô tên lửa đạn đạo tầm ngắn thế hệ mới đầu tiên để thay thế ATACMS – mẫu tên lửa đã được Mỹ cung cấp cho Ukraine.

Tên lửa đạn đạo mới của Mỹ đã vượt qua bài kiểm tra chất lượng cuối cùng vào tháng 11.

Tên lửa đạn đạo mới của Mỹ đã vượt qua bài kiểm tra chất lượng cuối cùng vào tháng 11.

Theo Defense News, lục quân Mỹ ngày 8/12 thông báo đã nhận lô Tên lửa Tấn công Chính xác (PrSM) sau cuộc thử nghiệm đánh giá chất lượng cuối cùng vào tháng 11.

Trong tuyên bố, lục quân Mỹ không cho biết số lượng cụ thể được hãng Lockheed Martin cung cấp. Nhà sản xuất gửi sớm lô tên lửa đầu tiên trước khi lục quân Mỹ chính thức sử dụng mẫu tên lửa mới kể từ năm 2024. Đơn giá cho mỗi tên lửa PrSM chỉ khoảng 3,5 triệu USD.

“Tên lửa được biên chế trong hàng ngũ lục quân cung cấp lựa chọn tấn công mới ở mọi lúc, mọi nơi. Việc triển khai nhanh vũ khí mới cho thấy tiến độ hiện đại hóa vũ khí của quân đội đang được đẩy mạnh”, Doug Bush, trợ lý  Douglas Bush, Trợ lý Bộ trưởng Lục quân Mỹ phụ trách mua sắm vũ khí, hậu cần và công nghệ, cho biết.

Mẫu tên lửa mới được thiết kế để phóng từ hệ thống pháo phản lực HIMARS hoặc hệ thống M270A2. Mỗi xe phóng M270 có thể mang theo 4 quả tên lửa PrSM trong khi hệ thống HIMARS chỉ mang theo tối đa 2 quả.

Lục quân Mỹ cũng chưa công bố thông số kỹ thuật của tên lửa, nhưng theo trang mạng The Drive, tên lửa PrSM có tầm bắn 400 – 500km và có thể được tăng tầm lên tối đa 650km. Trọng lượng đầu đạn của tên lửa không được công bố. Mẫu tên lửa mới được cho là có thể đối trọng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga.

Hiện chưa rõ Mỹ ưu tiên trang bị tên lửa đạn đạo mới cho các đơn vị đóng quân ở khu vực nào trước. Các chỉ huy lục quân Mỹ ở châu Âu và Ấn Độ - Thái Bình Dương đều ngỏ ý muốn nhận mẫu tên lửa mới.

Trong kịch bản thực chiến có thể xảy ra ở châu Âu, tên lửa PrSM có thể được sử dụng để chọc thủng hệ thống phòng không của Nga nhờ khả năng cơ động và có thể triển khai với số lượng lớn.

Tên lửa được cho là có thể theo dõi và tiêu diệt cả mục tiêu di động tùy thuộc vào cường độ tín hiệu vô tuyến mà mục tiêu phát ra.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao Nga vẫn để căn cứ trực thăng trong tầm bắn đạn chùm của tên lửa ATACMS Ukraine?

Quân đội Nga hiện vẫn đang duy trì các phi đội trực thăng tấn công ở loạt căn cứ cách biên giới Ukraine khoảng 6km và cách tiền tuyến khoảng 75km mà không lo ngại nguy cơ Kiev...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Defense News ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN