Quân đội Mỹ có nhiều máy bay chiến đấu hơn cả Nga và Trung Quốc cộng lại
Theo số liệu mới nhất, Mỹ vận hành phi đội máy bay chiến đấu lớn thế giới. Tổng cộng các lực lượng Không quân, Hải quân, Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ sở hữu hơn 13.000 máy bay
Tiêm kích F-16 Viper của Không quân Mỹ
Ngay cả sức mạnh không quân của 5 nước cạnh tranh trực tiếp cộng lại cũng không thể sánh với sức mạnh trên không của Mỹ, bảng xếp hạng Lực lượng Không quân Thế giới do Flight International hợp tác với công ty Embraer của Brazil công bố cho thấy.
F-16C vẫn là máy bay chiến đấu chính của quân đội Mỹ với hơn 800 chiếc đang được biên chế. Theo báo cáo, nó cũng là máy bay chiến đấu phổ biến nhất được sử dụng trên toàn cầu, với số lượng 2.267 chiếc đang phục vụ cho lực lượng không quân nhiều quốc gia- chiếm 15% tổng số máy bay chiến đấu đang được sử dụng.
Máy bay chiến đấu được sử dụng phổ biến thứ hai là Su-27/30 của Nga với 1.057 chiếc đang phục vụ, chiếm 7%.
Nga đứng thứ hai trong bảng xếp hạng tổng thể, Trung Quốc đứng thứ ba, tiếp theo là Ấn Độ ở vị trí thứ tư. Các dòng tiêm kích họ Flanker (Su 27/30/35) vẫn là xương sống của Không quân Nga, hiện được bổ sung thêm dòng Su-57 thế hệ thứ năm. Số lượng chiến đấu cơ của Nga là hơn 4.000.
Máy bay chiến đấu được sử dụng nhiều thứ ba và thứ tư cũng là của Mỹ: F-15 và F-18. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là Pakistan đã vượt qua cả Nga và Trung Quốc về số lượng máy bay/trực thăng huấn luyện, chỉ đứng sau Mỹ.
Trung Quốc có 3.160 máy bay đang hoạt động. Hầu hết các máy bay chiến đấu này là bản sao của Su-27/30 được sản xuất trong nước mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của riêng họ, dòng J-20.
Máy bay bản địa hoàn toàn của Trung Quốc là tiêm kích J-10. Các chính sách hiếu chiến của Trung Quốc được cho là một trong những nguyên nhân khiến chi tiêu quân sự ở khu vực châu Á và châu Đại Dương tăng lên, theo báo cáo thương mại vũ khí toàn cầu của Viện SIPRI, Thụy Điển.
Ấn Độ đứng thứ 4 trong danh sách với 2.119 máy bay đang hoạt động. Họ có 242 chiếc Su-30MKI, 132 chiếc MiG-21, 130 chiếc Jaguar và 65 chiếc MiG-29, cùng với các máy bay khác. Theo chương trình hiện đại hóa của mình, Không quân Ấn Độ cũng đã đặt hàng 36 tiêm kích Rafales của Pháp và 83 tiêm kích hạng nhẹ Mk-1A Tejas đang được phát triển trong nước.
Hàn Quốc và Nhật Bản đã giành vị trí thứ 5 và 6 trong bảng xếp hạng toàn cầu với lần lượt 1581 và 1480 máy bay.
Khi một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ ra khơi, nó thường mang theo một đội bay gồm 90 máy bay cánh cố định và trực thăng, một lực lượng mạnh hơn phần lớn các lực lượng không quân trên thế giới. Do Hải quân Mỹ sở hữu 11 tàu như vậy cùng với các tàu tấn công đổ bộ có khả năng vận hành máy bay tiêm kích, nên không có gì ngạc nhiên khi quân đội Mỹ vận hành nhiều máy bay chiến đấu nhất, bỏ xa bất kỳ quốc gia nào ở một khoảng cách đáng kể.
Ấn Độ đứng thứ tư với 2.119 máy bay trong sổ sách và cũng đã đưa máy bay nội địa Tejas vào hoạt động. Nhưng phi đội máy bay của Ấn Độ là một cơn ác mộng về hậu cần với những chiếc Su-30, MIG-21 và MIG-29 do Nga sản xuất trong biên chế, cùng với những chiếc Rafales và Mirage 2000 do Pháp sản xuất, Jaguar của Anh/Pháp và một số loại mới nhất của Mỹ như máy bay tuần tra hàng hải P-8 Neptune và trực thăng tấn công AH-64 Apache.
Nhiều chuyên gia khẳng định ông Biden đã thổi luồng gió mới vào quan hệ của Mỹ với Nga và Trung Quốc khi sẵn sàng đối...
Nguồn: [Link nguồn]