Quân đội không ủng hộ, “Tổng thống thứ hai” ở Venezuela sẽ làm gì?
Mọi con mắt đổ dồn vào lãnh đạo đối lập Juan Guaido, sau khi ông này tuyên bố là Tổng thống lâm thời thay thế chính quyền Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Guaido tuên bố là Tổng thống lâm thời của Venezuela.
Theo Washington Post, tình hình trở nên tĩnh lặng trên đường phố Venezuela sau một ngày căng thẳng kể từ khi Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo đối lập Juan Guaido, tuyên bố là Tổng thống lâm thời.
Quân đội Venezuela đã tuyên bố trung thành với Tổng thống được người dân bầu, khiến cán cân quyền lực có phần nghiêng về ông Maduro.
Sau bài phát biểu hùng hồn ở thủ đô Caracas trước hàng chục ngàn người ủng hộ, Guaido đã biến mất. Lãnh đạo phe đối lập đang ở đâu vẫn là một bí ẩn.
Trả lời tại một địa điểm bí mật, Guaido nói với truyền hình Univision rằng ông sẵn sàng ân xá cho Maduro và chính quyền tiền nhiệm nếu chủ động từ chức.
“Đó là điều đang được cân nhắc”, Guaido nói. “Đó là với những người sẵn sàng thiết lập lại trật tự hiến pháp”. Nhưng không rõ Guaido sẽ làm cách nào để khiến ông Maduro phải tuyên bố từ chức.
Ngược lại, Tổng thống Venezuela Maduro tiếp tục cứng rắn khi rút hết các nhà ngoại giao khỏi Mỹ, đóng cửa đại sứ quán. Mỹ tuyên bố không chấp nhận việc ông Maduro cắt quan hệ ngoại giao, nhưng sẽ rút một phần nhân viên ngoại giao khỏi Caracas.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng quyết định của ông Maduro là không có giá trị vì Washington không công nhận nhà lãnh đạo Venezuela.
Người dân Venezuela biểu tình trong ngày 24.1.
Trước khi biến mất, Guaido cũng nhắc đến những hệ quả, bao gồm cả việc mình bị bắt giữ. “Chúng ta biết chuyện này sẽ dẫn đến hệ quả gì”, Guaido nói với những người ủng hộ.
Guaido nói mình cần 3 sự ủng hộ để có thể giành chính quyền. Đó là nhân dân, cộng đồng quốc tế và quân đội. Số lượng người đổ ra đường biểu tình, thể hiện sự ủng hộ đối với Tổng thống lâm thời tự nhận ước tính vào khoảng vài chục nghìn.
Guaido cũng được hầu hết các quốc gia Nam Mỹ, Mỹ và phương Tây ủng hộ. Nhưng quân đội thì vẫn trung thành với ông Maduro bởi họ từ lâu đã nhận được những ưu đãi đặc biệt.
Với tình hình hiện tại, nếu không được hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ bên ngoài, bao gồm cả quân sự, giới phân tích cho rằng rất khó để Guaido có thể đảo ngược tình thế.
Eric Farnsworth, Phó chủ tịch Hội đồng các quốc gia châu Mỹ, nhận định rằng ông Maduro đang đối mặt với thách thức lớn nhất từ trước đến nay. Nhưng Tổng thống Venezuela ít nhất vẫn làm chủ tình hình.
“Maduro sẽ không thể khoanh tay ngồi yên trước biến cố này, ông ấy sẽ phải hành động theo cách nào đó, bao gồm cả việc ra lệnh cho các cơ quan an ninh, quân đội bắt Guaido và các lãnh đạo đối lập khác”, Farnsworth nói.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ đã khẳng định sẽ không loại trừ bất cứ phương án nào khi được hỏi về việc liệu Mỹ có can thiệp quân sự vào Venezuela hay không.
"Trừ khi quân đội hoặc lực lượng an ninh Venezuela quay lưng với Maduro, Guaido nhiều khả năng sẽ phải ngồi tù hoặc sống lưu vong", một chuyên gia cho biết.
Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo phe đối lập Venezuela, thường bị ông Maduro xem là một trong những “cậu bé“ đối lập, đã...