Quân đội Ấn Độ hồi sinh "báu vật" cổ xưa 10.000 năm tuổi giữa sa mạc biên giới, đối phó TQ

Trong nỗ lực mới nhất nhằm củng cố khả năng kiểm soát các điểm tranh chấp ở biên giới với Trung Quốc, quân đội Ấn Độ điều động những chuyên gia địa chất hàng đầu đất nước tới Ladakh, tìm cách hồi sinh một “vũ khí” đã “ngủ quên” suốt 10.000 năm, India Today đưa tin.

Vận tải cơ của quân đội Ấn Độ đáp xuống sân bay Daulat Beg Oldie (ảnh: India Today)

Vận tải cơ của quân đội Ấn Độ đáp xuống sân bay Daulat Beg Oldie (ảnh: India Today)

Các chuyên gia địa chất Ấn Độ đã có mặt tại sa mạc Daulat Beg Oldie – khu vực nằm ở độ cao hơn 5.000, phía Đông Ladakh – để tìm nguồn nước từ một hồ nước cổ xưa, có từ hơn 10.000 năm trước.

Quân đội Ấn Độ cho biết, dự án “hồi sinh” hồ nước ở sa mạc Daulat Beg Oldie là đặc biệt quan trọng. Daulat Beg Oldie là nơi tập trung những đồn quân sự được đánh giá là chiến lược nhất của Ấn Độ tại LAC.

Daulat Beg Oldie có vị trí quan trọng đến mức quân đội Ấn Độ cho xây dựng cả một sân bay tại nơi này, bất chấp điều kiện địa hình phức tạp. Sân bay ở Daulat Beg Oldie là sân bay quân sự cao nhất thế giới.

Quân đội Ấn Độ đã mời tiến sĩ Ritesh Arya – nhà địa chất học hàng đầu tại Ấn Độ – tham gia vào dự án đầy tham vọng này.

“Tôi đã tới Daulat Beg Oldie. Chúng tôi sẽ dành khoảng 1 tháng để khảo sát và thăm dò nguồn nước ngầm tại đây”, ông Ritesh Arya cho biết.

Tiến sĩ Ritesh Arya đã từng thành công trong việc tìm kiếm các mạch nước ngầm cho quân đội Ấn Độ ở vùng núi cao lạnh giá  thuộc Ladakh.

“Tôi đã thành công tìm ra nước ở các khu vực Pangong, Lukung, Thakung, Chushul, Rezang La và Tangtse thuộc LAC. Ngay cả ở sa mạc như Daulat Beg Oldie cũng có thể tìm ra nước. Bằng kỹ thuật khoan sâu tiên tiến, chúng tôi sẽ cố hết sức tìm được nước cho những người lính của mình ”, ông Ritesh Arya bày tỏ sự lạc quan.

Quân đội Ấn Độ kỳ vọng sẽ “hồi sinh” được một hồ nước hơn 10.000 năm tuổi giữa sa mạc (ảnh: India Today)

Quân đội Ấn Độ kỳ vọng sẽ “hồi sinh” được một hồ nước hơn 10.000 năm tuổi giữa sa mạc (ảnh: India Today)

Theo quân đội Ấn Độ, việc “hồi sinh” được hồ nước cổ xưa sẽ đẩy sĩ khí binh lính lên cao, trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Trung Quốc leo thang và mùa đông sắp tới.

“Tinh thần của các binh sĩ khắp Ladakh sẽ tràn đầy phấn khởi nếu dự án của chúng tôi thành công”, ông Ritesh Arya nói.

Theo các chuyên gia, khi tác chiến ở những khu vực có điều kiện khắc nghiệt như LAC, tinh thần và sự bền bỉ của binh sĩ là rất quan trọng. Trong quân sự khái niệm này gọi là “tâm lý chiến”.

Trong một động thái khác lạ, quân đội Trung Quốc mới đây mang theo loa thùng và mở các bài Punjabi – dòng nhạc dân gian Ấn Độ. Đây được coi là hành động đánh lạc hướng các binh sĩ Ấn Độ.

Vài tháng gần đây, quân đội Ấn Độ nỗ lực triển khai hậu cần, tiếp tế cho binh sĩ ở biên giới, đặc biệt là khi mùa đông sắp đến. Những lô hàng hậu cần bao gồm đạn dược, vũ khí, nhiên liệu, lương thực, vật tư và cả nước uống.

Hậu cần ở LAC rất vất cả. Quân đội Ấn Độ sử dụng những máy bay vận tải cỡ lớn, thậm chí là những con la để chuyển hàng. Việc tìm ra nguồn nước giữa sa mạc được kỳ vọng sẽ giúp công tác hậu cần bớt áp lực hơn.

Khi mùa đông tới, tuyết rơi dày khiến việc tiếp tế lên các đồn cao điểm ở LAC gần như bế tắc hoàn toàn. Trong 4 tháng mùa đông, quân đội Ấn Độ ở LAC tiêu thụ hết khoảng 150.000 tấn hàng.

Nguồn: [Link nguồn]

Núi ”ăn thịt người”: Điểm mấu chốt khiến binh sĩ TQ ”bó tay” ở biên giới Ấn Độ?

Hàng chục nghìn binh sĩ Trung - Ấn đã đổ về những điểm nóng tranh chấp tại Đường kiểm soát thực tế (LAC), không bên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – India Today ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN