Quan điểm mới nhất của NATO về việc kết nạp Ukraine làm thành viên

Ý tưởng mời Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ không được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở Madrid, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares nói với tờ El Pais hôm Chủ nhật, 26/6.

NATO đã mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham gia hội nghị thượng đỉnh ở Madrid, nhưng điều đó không có nghĩa là khối này có kế hoạch mời Kiev sớm gia nhập liên minh, Ngoại trưởng Albares nói.

Khi được hỏi về việc liệu liên minh quân sự có kế hoạch mở cửa để Kiev gia nhập giữa chừng hay không, Ngoại trưởng Albares nói: “Vấn đề ấy chưa từng được thảo luận, bây giờ cũng vậy.”

Dự kiến, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ có bài phát biểu trước các lãnh đạo G7 thông qua video trực tuyến vào hôm nay, 27/6. Kết thúc hội nghị thượng đỉnh G7, một số lãnh đạo trong nhóm này sẽ tiếp tục đến Madrid (Tây Ban Nha) để dự hội nghị thượng đỉnh NATO.

Nếu ông Zelensky quyết định trực tiếp tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, “chúng tôi cũng sẽ chào đón ông ấy với vòng tay rộng mở”. Liên minh châu Âu (EU) và NATO chỉ muốn “hòa bình quay trở lại ở Ukraine và châu Âu càng sớm càng tốt”, ông Albares nhấn mạnh, đồng thời nói thêm rằng các biện pháp mà EU và các đồng minh xuyên Đại Tây Dương đang áp dụng đều nhằm mục đích buộc các lực lượng Nga phải rời khỏi Ukraine.

Khi được hỏi liệu phương Tây có nên khuyến khích ông Zelensky tìm kiếm thỏa thuận ngừng bắn với Nga bằng cách đưa ra một số nhượng bộ hay không, ông Albares nói rằng Ukraine là một quốc gia có chủ quyền và có thể tự đưa ra quyết định.

Sự mở rộng về phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được Nga coi là một trong những lý do để phát động chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine. Điện Kremlin yêu cầu Kiev chính thức trở thành một quốc gia trung lập và không bao giờ tham gia các liên minh do Mỹ dẫn đầu.

Đầu tuần này, cố vấn của Tổng thống Zelensky - Aleksey Arestovich tuyên bố rằng Ukraine “trên thực tế” đã là một phần của NATO, đồng thời nhắc lại lời hứa của các quốc gia phương Tây về việc giúp Kiev giành chiến thắng trong cuộc xung đột với Nga.

Vài ngày sau đó, Igor Zhovkva - một cố vấn khác của Tổng thống Volodymyr Zelensky, nói với Financial Times rằng Ukraine đã chấp nhận từ bỏ mục tiêu trở thành thành viên NATO, và sẽ không thực hiện thêm bất kỳ bước nào để gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.

Tuy nhiên, chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelensky muốn liên minh thừa nhận Ukraine là "nền tảng của an ninh châu Âu", và tái khẳng định quan hệ đối tác với Kiev, được thành lập lần đầu tiên vào năm 1997.

Các quốc gia phương Tây nói chung và NATO nói riêng đã cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự khác nhau kể từ khi xung đột bùng phát.

Tại cuộc họp sắp tới ở Madrid, liên minh quân sự sẽ đưa ra bản cập nhật Khái niệm Chiến lược, trong đó lần đầu tiên coi Nga không phải là một đối tác, mà là một mối đe dọa.

Các quốc gia Baltic và Ba Lan cũng có kế hoạch tận dụng cơ hội này để yêu cầu NATO củng cố sườn phía Đông – điều mà Mátxcơva từ lâu đã coi là một mối đe dọa an ninh.

Nguồn: [Link nguồn]

NATO có thể tăng gấp đôi binh sĩ đóng quân ở Đông Âu giáp biên giới Nga

Liên minh quân sự NATO có thể gửi binh sĩ ở cấp lữ đoàn hoặc sư đoàn tới mặt trận phía đông nhằm tăng cường răn đe Nga, báo Pháp El Pais cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh Theo RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN