Quan điểm mới của WHO về Covid-19 trong không khí
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từng cân nhắc khuyến nghị phòng ngừa Covid-19 trong không khí sau khi một nghiên cứu công bố hồi đầu tháng 3 cho thấy, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong sol khí - các giọt hoặc hạt nhỏ lơ lửng trong không khí - trong khoảng 3 tiếng. Tuy nhiên, hôm 26/3, WHO đã quyết định không khuyến nghị thông tin này và đưa ra giải thích cụ thể.
Theo CNN, lý do WHO bác bỏ khuyến nghị phòng ngừa Covid-19 trong không khí là do nghiên cứu không phản ánh đúng tình hình thực tế. Vì vậy, không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào về việc lây truyền Covid-19 trong không khí.
Trong báo cáo hàng ngày về Covid-19 hôm 26/3, WHO cho biết nghiên cứu sử dụng các thiết bị thí nghiệm công suất cao "không phản ánh đúng việc ho hoặc hắt hơi của người bình thường cũng như không phản ánh chính xác quá trình tạo sol khí trong môi trường lâm sàng.
Kết luận của nghiên cứu "không đưa ra được bằng chứng mới về lây truyền trong không khí", theo WHO. Trước đó, người ta cho rằng các hạt có chứa virus SARS-CoV-2 có thể lan truyền trong quá trình điều trị khí dung.
Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters
Các con đường lây nhiễm Covid-19 chính
WHO ghi nhận nhiều bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 lây truyền qua tiếp xúc gần với các giọt nước bọt (khi người bệnh ho hoặc hắt hơi).
Covid-19 cũng có thể được lây lan qua các đồ vật mang mầm bệnh - các đồ dùng, bề mặt có bị bắn giọt nước bọt chứa virus SARS-CoV-2. Vì các giọt nước bọt đủ nặng để không thể trôi nổi trong không khí, chúng sẽ rơi xuống các đồ vật, bề mặt xung quanh. Người khỏe mạnh có thể nhiễm bệnh khi chạm tay vào đồ vật, bề mặt có virus đó và đưa lên mắt, mũi, miệng.
Virus cũng lây trực tiếp từ người qua người khi các giọt nước bọt từ người bệnh bắn vào mắt, mũi, miệng của người khỏe mạnh.
Hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng cho việc virus SARS-CoV-2 lây lan trong không khí. Trường hợp duy nhất virus được cho có thể lây qua không khí là xảy ra khi áp dụng điều trị khí dung cho bệnh nhân Covid-19, theo WHO. Vì vậy, tổ chức này luôn khuyến cáo y bác sĩ mặc trang phục bảo hộ y tế đầy đủ khi phải tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân Covid-19 và quá trình điều trị bằng phương pháp khí dung.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates, cho rằng Mỹ “chưa tới đỉnh dịch“ dù tổng số ca nhiễm Covid-19 của nước này đã vượt...
Nguồn: [Link nguồn]