WHO: Không có bằng chứng vắc xin Covid-19 AstraZeneca liên quan hiện tượng đông máu

Một số quốc gia châu Âu đã đình chỉ sử dụng vắc xin Covid-19 AstraZeneca do lo ngại về hiện tượng đông máu ở người được tiêm. Tuy nhiên, WHO cùng nhiều cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu thế giới khẳng định vắc xin Covid-19 AstraZeneca hoàn toàn an toàn.

Không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin Covid-19 AstraZeneca gây ra hiện tượng đông máu (ảnh: Reuters)

Không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin Covid-19 AstraZeneca gây ra hiện tượng đông máu (ảnh: Reuters)

Phát biểu trong một cuộc họp trực tuyến từ Geneva hôm 15.3, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng thế giới nên tiếp tục tiêm vắc xin Covid-19 AstraZeneca.

“Chúng tôi biết rằng một số quốc gia đã đình chỉ việc sử dụng vắc xin Covid-19 AstraZeneca do lo ngại về hiện tượng đông máu. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đã khẳng định không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy mối liên hệ giữa vắc xin Covid-19 AstraZeneca với các cục máu đông. Chúng ta nên tiếp tục sử dụng loại vắc xin này song song với các cuộc kiểm tra”, ông Ghebreyesus nói.

Trước đó, WHO cũng khẳng định không có lý do gì để một số quốc gia ngừng sử dụng vắc xin Covid-19 AstraZeneca.

“Chúng tôi cam kết rằng bất kỳ phát hiện quan trọng nào từ cuộc điều tra về vắc xin Covid-19 AstraZeneca sẽ được công bố với công chúng ngay lập tức”, ông Ghebreyesus nhấn mạnh.

Một số quốc gia châu Âu, bao gồm Ireland, Na Uy, Đan Mạch và Iceland đã đình chỉ sử dụng vắc xin Covid-19 AstraZeneca. Tuy nhiên, nhiều nước châu Âu khác, bao gồm cả Anh, Pháp, Đức vẫn tiêm vắc xin AstraZeneca cho người dân.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng thế giới nên tiếp tục sử dụng vắc xin Covid-19 AstraZeneca (ảnh: Reuters)

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng thế giới nên tiếp tục sử dụng vắc xin Covid-19 AstraZeneca (ảnh: Reuters)

EMA cho hay, trong tổng số hơn 5 triệu người châu Âu được tiêm vắc xin Covid-19 AstraZeneca, chỉ có 30 trường hợp gặp phải hiện tượng đông máu.

“Lợi ích của vắc xin AstraZeneca lớn hơn nguy cơ không rõ ràng rất nhiều. Chúng ta nên tiếp tục sử dụng vắc xin này trong khi cuộc điều tra về các trường hợp người tiêm bị đông máu diễn ra đồng thời”, EMA tuyên bố.

Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh (MHRA) cũng đồng quan điểm trên và khẳng định không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy nguyên nhân hiện tượng đông máu là do tiêm vắc xin Covid-19 AstraZeneca.

“Chúng tôi đã xem xét kỹ càng những báo cáo. Chúng tôi cho rằng hiện tượng đông máu có thể xảy ra một cách hoàn toàn tự nhiên và không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin Covid-19 AstraZeneca là nguyên nhân”, MHRA cho hay.

Ở Đông Nam Á, hôm 15.3, Thái Lan tuyên bố tiếp tục tiêm vắc xin Covid-19 AstraZeneca cho người dân sau khi đình chỉ kế hoạch tiêm chủng vài ngày.

Natreeya Thaweewong – phát ngôn viên văn phòng chính phủ Thái Lan – cho hay, nước này sẽ tái khởi động chương trình tiêm vắc xin Covid-19 AstraZeneca cho toàn dân từ ngày 16.3. Không rõ Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha có tiêm vắc xin Covid-19 trực tiếp trên sóng truyền hình như thông tin trước đây hay không.

Một số quốc gia châu Âu đình chỉ tiêm vắc xin Covid-19 AstraZeneca cho người dân (ảnh: Reuters)

Một số quốc gia châu Âu đình chỉ tiêm vắc xin Covid-19 AstraZeneca cho người dân (ảnh: Reuters)

Cùng ngày 15.3, Indonesia quyết định hoãn kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca.

Tập đoàn vắc xin Oxford mới đây cho hay, họ không tìm thấy mối liên hệ nào giữa vắc xin Covid-19 AstraZeneca với hiện tượng đông máu.

“Chúng tôi có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy không có sự gia tăng bất thường hiện tượng người mắc chứng đông máu ở Anh – nơi hầu hết các mũi vắc xin Covid-19 AstraZeneca được sử dụng”, Andrew Pollard – người phụ trách nhóm nghiên cứu vắc xin Covid-19 của Oxford – cho hay.

Nhận xét trên được đưa ra sau khi Oxford đánh giá các báo cáo từ việc tiêm vắc xin Covid-19 AstraZeneca cho hơn 17 triệu người trên khắp châu Âu.

“Xem xét tất cả các dữ liệu hiện có trên hơn 17 triệu người đã tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca ở châu Âu và Anh cho thấy, không có bằng chứng nào về việc tiêm chủng vắc xin làm tăng nguy cơ gây thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch hoặc giảm tiểu cầu ở bất kỳ độ tuổi, giới tính hay chủng tộc nào”, ông Pollard nói.

Nhiều nước đình chỉ tiêm vắc xin Covid-19 AstraZeneca, WHO lên tiếng

Sau khi Thái Lan và một số quốc gia châu Âu tuyên bố dừng tiêm vắc xin Covid-19 AstraZeneca do lo ngại về tác dụng phụ, WHO...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Reuters, RT ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN