Quan chức TQ: Ấn Độ hoặc rút quân, hoặc chiến tranh
Tranh cãi gay gắt nổ ra trên truyền hình khi hai quan chức cấp cao từ Ấn Độ và Trung Quốc “đối đầu” nhau.
Cuộc tranh luận gay gắt trên truyền hình của tướng Ấn Độ và Trung Quốc.
Ashok Mehta, thiếu tướng quân đội Ấn Độ đã về hưu và Châu Ba, đại tá, giám đốc Trung tâm Hợp tác An ninh Thế giới thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đã được mời tới tham gia một buổi tranh luận trên kênh CGTN của Trung Quốc.
Hai người được yêu cầu bình luận về căng thẳng hiện nay ở biên giới tại cao nguyên Doklam. Đây là địa điểm tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc suốt thời gian dài vừa qua.
Tướng Mehta cáo buộc các bài xã luận đăng tải trên báo Trung Quốc là quá khích và gây hấn: “Báo chí Trung Quốc, các tờ như Tân Hoa Xã, Thời báo Hoàn Cầu, PLA Daily viết những câu chuyện hiếu chiến nhất nhằm đe dọa Ấn Độ, đe dọa chiến tranh và đòi dạy Ấn Độ một bài học. Những ngôn từ như vậy không bao giờ được sử dụng ở Ấn Độ”.
Khi người dẫn chương trình hỏi về thông tin cụ thể, tướng Mehta không đề cập mà chỉ nhắc tới chuyện binh nghiệp của ông: “Tôi nhập ngũ năm 1991 và tôi hiểu về truyền thông từ đó tới nay. Tôi là một nhà báo và nhà bình luận quân sự. Tôi đọc hàng chục tờ báo, tạp chí mỗi ngày”.
Ông Châu Ba đột ngột ngắt lời tướng Mehta: “Thưa ông, ông nói nhiều quá. Đây không phải là cách phù hợp cho cuộc nói chuyện này”. Ông Châu Ba đưa ra hai lựa chọn cho phía Ấn Độ: “Quân đội các ông đang ở trên lãnh thổ Trung Quốc, nên các ông hoặc là rút quân, hoặc là chiến tranh”.
Tướng Mehta nói rằng cao nguyên Doklam thuộc chủ quyền của Bhutan và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng. Vậy nhưng, Trung Quốc lại đưa quân tới đây, cho xây dựng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng khu vực, tướng Mehta nói. Ông Châu Ba nói rằng “Ấn Độ cũng không có quyền tại Doklam vì Bhutan không mời Ấn Độ tới”.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và New Delhi bắt đầu leo thang từ tháng 6 khi Trung Quốc xây dựng một tuyến đường trên cao nguyên Doklam. Bhutan cầu viện sự trợ giúp của Ấn Độ và chính quyền New Delhi đã điều quân tới biên giới.
Suốt 2 tháng qua, truyền thông và chính khách hai nước liên tục phát ngôn khiêu khích nhằm vào phía nhau. Thậm chí, kịch bản một cuộc đại chiến cũng được nhiều cá nhân đề cập.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 1.8 cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ đánh bại “kẻ thù xâm lược“ để “bảo vệ chủ...