Quan chức tình báo tiết lộ mục tiêu hàng đầu Ukraine muốn loại bỏ trong xung đột với Nga

Ukraine một mặt tích cực tấn công các cơ sở công nghiệp của Nga bằng máy bay không người lái (UAV) tầm xa, mặt khác vẫn đang nhắm tới một mục tiêu quan trọng, báo Anh Guardian tiết lộ.

Cầu Crimea bị hư hại trong vụ đánh bom do tình báo Ukraine thực hiện vào tháng 10/2022.

Cầu Crimea bị hư hại trong vụ đánh bom do tình báo Ukraine thực hiện vào tháng 10/2022.

Hôm 2/4, Kiev lần đầu sử dụng UAV to như máy bay để tập kích cơ sở công nghiệp của Nga ở Cộng hòa Tatarstan, cách biên giới Ukraine khoảng 1.200km

Tổng cục Tình báo (HUR) thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine, cơ quan đứng sau các cuộc tập kích tầm xa bằng UAV như vậy, vẫn đang nhắm tới mục tiêu quan trọng hơn, theo Guardian.

Quan chức HUR tiết lộ, cơ quan đang lên kế hoạch tấn công cầu Crimea lần ba, nói rằng việc cầu Crimea bị phá hủy sẽ là điều "không thể tránh khỏi".

Thời gian gần đây, Nga được cho là đã huy động thêm các khẩu đội tên lửa phòng không S-300 và Pantsir-S1 để tăng cường bảo vệ cầu Crimea trước các cuộc tấn công tiềm tàng của Ukraine, theo báo Anh Telegraph.

Làm cách nào Ukraine có thể tấn công cầu Crimea sau khi Nga đã gia cố phòng thủ là điều chưa rõ ràng. Nga cũng được cho là đã rải thêm các chướng ngại vật gần khu vực cầu Crimea để ngăn chặn xuồng tự sát không người lái của Ukraine.

Nhưng HUR vẫn tin rằng Ukraine có thể sớm vô hiệu hóa cây cầu. "Chúng tôi sẽ làm được điều đó trong nửa đầu năm 2024", một quan chức HUR nói với tờ Guardian. 

Quan chức này cho biết, trung tướng Kyrylo Budanov, người đứng đầu Tổng cục Tình báo, đã được cấp "mọi phương tiện cần thiết nhằm đạt được mục tiêu này". HUR coi phá hủy cầu Crimea là một phần trong kế hoạch mà Tổng thống Ukranie Volodymyr Zelensky đề ra nhằm "giảm đến tối thiểu" sự hiện diện hải quân của Nga ở Biển Đen.

Trong 5 tháng qua, Ukraine được cho là đã đánh chìm nhiều tàu đổ bộ và tàu chiến cỡ lớn của Hạm đội Biển Đen Nga bằng xuồng tự sát không người lái. Quan chức HUR nói các nhiệm vụ này là "sự chuẩn bị về mặt kỹ thuật trước khi thực sự tấn công cầu Crimea'".

Cây cầu kết nối bán đảo Crimea với đất liền Nga từng bị hư hại hai lần trong xung đột. Một lần vào tháng 7/2023 do trúng xuồng tự sát của Ukraine dẫn đến một phần mặt đường trên cầu bị hư hại. Tháng 10/2022, Ukraine đứng sau vụ xe tải chở một lượng lớn thuốc nổ kích hoạt trên cầu Crimea. Vụ nổ lớn dẫn đến một số nhịp cầu bị hư hại.

Quan chức HUR tin rằng vũ khí phương Tây cung cấp sẽ giúp phá hủy cầu Crimea nhanh hơn. Tuy nhiên, không rõ Ukraine sẽ làm cách nào khi Đức vẫn không đồng ý cung cấp tên lửa hành trình Taurus. Đây là mẫu tên lửa phù hợp để tấn công cầu Crimea vì có thể xuyên qua lớp bê tông và mặt đường bên ngoài để phá hủy kết cấu bên trong cây cầu.

Trong cuộc thảo luận của các tướng lĩnh không quân Đức vào đầu năm nay, Ukraine cần phóng 10 - 20 tên lửa Taurus để áp đảo các hệ thống phòng không Nga và phá hủy cầu Crimea.

Tình báo Ukraine nhận định Nga vẫn còn một số lượng đáng kể tên lửa trong kho tập kích và có thể sẽ tiếp tục tiến hành không kích lãnh thổ nước này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Guardian ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN