Quan chức Myanmar thiệt mạng khi cảnh sát trấn áp biểu tình

Hàng chục nghìn người biểu tình chống đảo chính ngày 7/3 vẫn xuống đường trên khắp Myanmar bất chấp cuộc đàn áp ngày càng leo thang, bao gồm cả các cuộc đột kích xuyên đêm ở Yangon nhằm vào các nhà hoạt động và quan chức của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi.

Biểu tình tiếp tục sục sôi tại Myanmar. Ảnh AP. 

Biểu tình tiếp tục sục sôi tại Myanmar. Ảnh AP. 

Một nhà quản lý chiến dịch địa phương của NLD đã chết khi bị giam giữ sau khi bị bắt ở Yangon vào tối 6/3, một nhà lập pháp Myanmar cho biết trong một bài đăng trên Facebook. Hiện chưa rõ nguyên nhân cái chết của quan chức này, có tên Khin Maung Latt, nhưng hãng tin Reuters đưa tin nhân chứng đã nhìn thấy một bức ảnh chụp thi thể của ông với một mảnh vải dính máu quanh đầu.

Các cuộc biểu tình trong ngày 7/3 diễn ra khi phương tiện truyền thông nhà nước Myanmar cảnh báo các nhà lập pháp liên quan đến Ủy ban Đại diện Pyidaungsu Hluttaw (CRPH), một nhóm tự xưng là chính phủ được bầu hợp pháp của Myanmar, rằng họ đang phạm tội “phản quốc cao độ” và có thể bị kết án tử hình hoặc 22 năm tù.

Quân đội Myanmar đã tuyên bố không công nhận sự hiện diện của các thành viên của nhóm tại nước này và đe dọa những ai có liên quan có thể bị bỏ tù đến 7 năm.

Myanmar rơi vào hỗn loạn vào ngày 1/2 khi quân đội tiến hành đảo chính, cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái đã giúp NLD trở lại nắm quyền và bắt giữ nhiều lãnh đạo dân sự của nước này trước khi quốc hội mới của Myanmar họp lần đầu.

Cuộc đảo chính châm ngòi cho một cuộc nổi dậy trên toàn quốc, hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình, công chức, công nhân ngừng làm việc để phản đối quân đội.

Lực lượng an ninh Myanmar đã trấn áp mạnh tay các cuộc biểu tình, khiến ít nhất 54 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

Cảnh sát ở cố đô Bagan của Myanmar, ngày 7/3 đã nổ súng, làm bị thương một số người, theo lời kể của nhân chứng và video trên mạng xã hội.

Ít nhất 5 người được cho là đã bị thương khi cảnh sát tìm cách trấn áp cuộc biểu tình ở Bagan, một số bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy một thanh niên với vết thương đẫm máu ở cằm và cổ, được cho là do đạn cao su gây ra. Vỏ đạn thu được tại hiện trường cho thấy đạn thật cũng đã được bắn ra.

Ở Yangon, cảnh sát đã sử dụng hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán đám đông, trong khi đó, một video được trang web Myanmar Now đăng lên Twitter cho thấy binh lính và cảnh sát đánh và đá ba người đàn ông không vũ trang.

Cuộc biểu tình lớn nhất trong ngày là ở thành phố thứ hai của Myanmar, Mandalay, nơi các nhà hoạt động tổ chức một cuộc biểu tình và ngồi trong hai phút im lặng để vinh danh những người bị cảnh sát và quân đội giết hại.

Chính quyền Myanmar khai quật mộ người biểu tình, hé lộ kết luận gây sốc

Chính quyền Myanmar xác nhận khai quật thi thể Kyal Sin (19 tuổi), người đã trở thành biểu tượng của phong trào biểu tình...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Tiến (Theo Al Jazeera) ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN