Quan chức Mỹ: Ukraine thu "nhiều thành công" nhờ sử dụng pháo phản lực HIMARS

Ukraine đã làm suy giảm năng lực chiến đấu của Nga bằng pháo phản lực HIMARS do Mỹ cung cấp, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.

Pháo phản lực HIMARS khai hỏa.

Pháo phản lực HIMARS khai hỏa.

Trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị gửi thêm đạn dược cho các hệ thống pháo phản lực HIMARS, một quan chức quốc phòng Mỹ nói Ukraine “gặt hái nhiều thành công”, sử dụng hệ thống này nhằm vào mục tiêu là các trung tâm chỉ huy của Nga và làm suy giảm đáng kể năng lực chiến đấu của các lực lượng Nga trên chiến trường.

“Ukraine đã lựa chọn kỹ lưỡng mục tiêu nhằm gây suy yếu năng lực chiến đấu của Nga một cách có hệ thống so với những gì mà các lựu pháo tầm ngắn có thể đem lại”, quan chức Mỹ nói.

Quan chức Mỹ thừa nhận rằng quân đội Ukraine chưa có nhiều thời gian sử dụng các hệ thống pháo phản lực tầm xa HIMARS, nhưng cho đến nay, hoạt động chiến đấu diễn ra hiệu quả.

4 hệ thống HIMARS đang chiến đấu ở miền đông Ukraine và Mỹ sẽ gửi thêm 4 hệ thống khác trong thời gian tới.

Pháo phản lực HIMARS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine sử dụng đạn rocket tầm bắn 64km, với khả năng tấn công chính xác cao hơn nhiều so với các hệ thống pháo tầm ngắn khác mà Ukraine đang có.

Quan chức Mỹ cũng bác bỏ tuyên bố của Nga hồi đầu tuần này về việc Moscow không có chủ ý gây thiệt hại cho một trung tâm thương mại ở thành phố Kremenchuk, miền trung Ukraine.

“Họ biết rõ những gì có thể xảy ra, về khả năng các công trình dân sự này bị hư hại”, quan chức Mỹ nói, theo CNN.

Quan chức Mỹ cho biết, Nga đã sử dụng tên lửa chống hạm hạng nặng khi tấn công mục tiêu ở Kremenchuk. Tên lửa cỡ lớn và có sức công phá lớn như vậy không phù hợp để sử dụng trong môi trường đô thị, quan chức Mỹ nhận định.

Trước đó, quân đội Ukraine cũng tuyên bố Nga phóng tên lửa chống hạm Kh-22 nặng 5 tấn ở Kremenchuk.

Nguồn: [Link nguồn]

Hé lộ 60 phút bước ngoặt khiến Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO

Pekka Haavisto – Ngoại trưởng Phần Lan – tiết lộ, 60 phút nghỉ giải lao trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO là bước ngoặt khai thông bế tắc, khiến Thổ Nhĩ Kỳ chuyển...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN