Quan chức Mỹ thừa nhận các biện pháp trừng phạt Nga chưa có tác dụng

Tuy nhiên, giới chức Mỹ nói nếu kéo dài thêm thời gian, chắc chắn Nga sẽ hứng chịu hệ quả của các lệnh trừng phạt kinh tế.

Khung cảnh bên ngoài Điện Kremlin và Quảng trường Đỏ ở Moscow, Nga.

Khung cảnh bên ngoài Điện Kremlin và Quảng trường Đỏ ở Moscow, Nga.

Giới chức Mỹ ngày 16/9 nói trên CNN rằng, các biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn đầu chưa thể khiến nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nặng như dự đoán. Nga đã thu lời kỷ lục từ ngành năng lượng và củng cố sức mạnh của đồng nội tệ. Giới chức Mỹ nói hệ quả của các lệnh trừng phạt vẫn chưa xuất hiện.

Mỹ và các đồng minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có nhằm vào nền kinh tế Nga. Moscow trở thành một trong những quốc gia bị trừng phạt nặng nề nhất sau hai tuần phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

“Chúng tôi đã dự đoán rằng các biện pháp như SWIFT và trừng phạt các ngân hàng Nga sẽ khiến nền kinh tế Nga sụp đổ”, một quan chức giấu tên nói trên CNN. Một quan chức khác nói “Washington hi vọng nền kinh tế Nga chịu tổn hại lớn”.

Tuy nhiên, Nga hiện vẫn đang đứng vững và gần như không chịu ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt. Gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói các chiến lược gây sức ép về kinh tế của phương Tây đã thất bại.

Ông Putin khẳng định Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể tự cung, tự cấp đầy đủ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Dù trừng phạt chưa đem lại hiệu quả, giới chức Mỹ nói trên CNN rằng nền kinh tế Nga sẽ chịu ảnh hưởng kể từ giữa năm 2023. Đó là khi Nga rơi vào tình cảnh thiếu hụt nguyên liệu thô và linh kiện nước ngoài. “Đó là một cuộc chơi lâu dài”, một quan chức Mỹ giấu tên nói.  

Đầu tuần này, cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell, nói không thể mong các lệnh trừng phạt Nga có hiệu quả ngay lập tức. “Điều này giống như ăn kiêng nhưng lại thất vọng vì chưa thể giảm ngay vài kg trong thời gian ngắn”, ông Borell nói.

Trước mắt, châu Âu sẽ cần phải vượt qua mùa đông lạnh giá sắp tới, trong khi Nga ngày càng hạn chế cung cấp khí đốt cho châu lục.

Lượng khí hóa lỏng (LNG) mà Mỹ cung cấp cho châu Âu chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu so với khí đốt nhập khẩu từ Nga.

Nguồn: [Link nguồn]

Đức nói sẵn sàng từ bỏ khí đốt Nga

Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói Berlin đã áp dụng biện pháp phòng ngừa để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng do Nga cắt nguồn cung khí đốt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN