Quan chức Mỹ "lật mặt nạ" đầu tư Trung Quốc ở Sri Lanka

Đạo luật khai thác hiệu quả hơn hoạt động đầu tư phát triển (Build Act) của Mỹ sẽ khác xa Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Nhấn mạnh sự khác biệt của Đạo luật khai thác hiệu quả hơn hoạt động đầu tư phát triển (Build Act) của Mỹ với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, trong cuộc họp báo qua điện thoại hôm 6-11, Phó Chủ tịch Cơ quan Đầu tư tư nhân nước ngoài Mỹ (OPIC), ông David Bohigian, nói rằng một số dự án ở Sri Lanka có thể làm nổi rõ sự khác nhau này. 

Quan chức Mỹ "lật mặt nạ" đầu tư Trung Quốc ở Sri Lanka - 1

Phó Chủ tịch Cơ quan Đầu tư tư nhân nước ngoài Mỹ (OPIC) David Bohigian (thứ 2 từ trái qua phải) Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ

"Khi bạn nhìn vào bản hợp đồng cho thuê cảng 99 năm của Sri Lanka với  Trung Quốc, có thể thấy họ rõ ràng đã mất chủ quyền với một phần chủ chốt của đất nước. Khi nhìn vào sân bay phi kinh tế ở nước này không có một chuyến bay thương mại nào, bạn sẽ nghi ngại tại sao người ta lại xây dựng nó lên? Có phải nó được xây dựng cho người dân Sri Lanka? Hay chỉ xây cho các công ty xây dựng, ngân hàng hay ai đó khác?"- ông Bohigian nói, trong đó đề cập tới cảng Hambantota và sân bay được xây dựng bằng đầu tư của Trung Quốc ở Sri Lanka.

Vị phó chủ tịch khẳng định thêm rằng những dự án của OPIC sẽ cho thấy sự tương phản rõ nét với những dự án "voi trắng" (dự án không hiệu quả) đã đề cập ở trên: "Tôi cho rằng những dự án chúng ta thấy ở Sri Lanka đã nêu bật những nỗ lực lệch lạc của nguồn vốn do nhà nước bảo trợ. Còn những dự án của OPIC ngày nay có ý định tăng cường cơ hội cho các xã hội…"

Đạo luật Build Act của Mỹ mới được ký thông qua ngày 5-10. Gọi bước tiến này là "một điều kỳ diệu về lập pháp", ông Bohigian khẳng định tầm quan trọng của đạo luật trong việc tăng cường năng lực của chính phủ Mỹ về huy động các nguồn đầu tư trong lĩnh vực tư nhân để thúc đẩy phát triển và đưa xã hội tiến lên phía trước.

Trả lời câu hỏi về tác động của đạo luật Build Act với Việt Nam, ông Bohigian cho hay ở Việt Nam, OPIC đã có những dự án lớn trong lĩnh vực đường ống dẫn cũng như đường bộ.

"Quan trọng hơn cả, Tổng thống (Donald Trump) trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái đã đưa ra tầm nhìn của ông cho một Cơ quan Tài chính Phát triển Thế giới Mỹ (IDFC) mà Phó Tổng thống Pence sẽ bàn luận tới vào tuần tới. Tôi cho rằng Ấn Độ - Thái Bình Dương là khu vực mà IDFC sẽ được kết nối nhiều hơn thông qua Build Act"- ông Bohigian nói. 

Ông cho biết thêm OPIC đang có một danh mục đầu tư trị giá 4 tỉ USD trên toàn châu Á Thái Bình Dương. Đồng thời, Phó Chủ tịch OPIC bày tỏ mong đợi Build Act sẽ cho phép Mỹ hợp tác với các đối tác như Nhật, Úc để mang lại những hiệu quả lớn hơn ở châu Á.

Trước đó, trong chuyến thăm các nước Mỹ Latinh hồi tháng 10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thẳng thắn cảnh báo Panama và các nước trong khu vực về những nguy hiểm tiềm tàng khi chấp thuận các khoản đầu tư từ Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh đang rót vốn vào hàng loạt dự án trên khắp thế giới.

“Khi Trung Quốc tới mời gọi, không phải lúc nào cũng là tốt cho người dân của đất nước các bạn đâu”- Ngoại trưởng Mỹ nói với các phóng viên tại Mexico City sau cuộc gặp với Tổng thống Panama Juan Carlos Varela hôm 19-10. 

Quốc gia sắp mất sạch rừng vì công ty Trung Quốc “càn quét”

Nhu cầu khai thác gỗ khổng lồ của Trung Quốc có thể khiến cả một quốc gia ở phía nam Thái Bình Dương không còn rừng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hằng ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN