Quân bài hàng đầu Mỹ dùng vô hiệu hóa đòn hạt nhân Nga

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Kịch bản đối đầu Nga-Mỹ trong môi trường chiến tranh hạt nhân chiến thuật từng được tính đến trong Chiến tranh Lạnh, dẫn đến sự xuất hiện của loại vũ khí mới mang tính cơ động cao.

Quân bài hàng đầu Mỹ dùng vô hiệu hóa đòn hạt nhân Nga - 1

Ảnh minh họa.

Những năm 1960, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh cao trào, quân đội Liên Xô đặt ra mục tiêu, bằng mọi giá phải nâng cao khả năng sống sót của binh sĩ trong môi trường chiến hạt nhân quy mô nhỏ.

Những đơn vị quân đội có thể huy động nhanh, đủ sức chống lại chất phóng xạ để tiếp tục chiến đấu trên chiến trường là ưu tiên hàng đầu.

Các xe tăng Liên Xô cơ bản đều có khả năng chống lại sức công phá và sức nóng của một vụ nổ hạt nhân. Nhưng bộ binh Liên Xô trú ẩn trong các xe thiết giáp chở quân lại dễ bị tổn thương. Kết quả là xe chiến đấu bộ binh (BMP) ra đời.

BMP có thể chở theo cả một đơn vị bộ binh và được vũ trang bằng pháo 73mm, tên lửa chống tăng AT-3 Sagger. Bộ binh ở bên trong thậm chí còn có thể khai hỏa súng trường Ak-47 dù trên thực tế, tính năng này ít được sử dụng. Trên lý thuyết, quân đội Liên Xô có thể chiến đấu trên khắp chiến trường một cách nhanh chóng nhờ BMP, từ đó giảm thiểu khả năng trúng đòn hạt nhân chiến thuật.

Ở phương Tây, các nhà phân tích quân sự cũng đi đến kết luận tương tự. Quân đội Mỹ và NATO khi đó vẫn dùng xe thiết giáp chở quân M113 hạng nhẹ. Nhiệm vụ của loại xe này đơn giản chỉ là đưa bộ binh đến chiến trường. Binh sĩ sau đó sẽ phải tự lực chiến đấu trên bộ.

Quân bài hàng đầu Mỹ dùng vô hiệu hóa đòn hạt nhân Nga - 2

Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley.

Cách vận hành bộ binh như vậy là miếng “mồi ngon” cho một đợt tấn công hạt nhân chiến thuật. Do đó, quân đội Mỹ đặt mục tiêu phải chế tạo loại xe chiến đấu bộ binh riêng.

Phiên bản đầu tiên mang tên MICV-65, được phát triển dựa trên mẫu pháo tự hành M109. Mẫu xe chiến đấu này được vũ trang bằng súng máy và pháo hạng nhẹ 25mm. MICV-65 nhanh chóng bị loại bỏ vì thiết kế quá nặng nề để vận chuyển bằng đường hàng không, trong khi lại di chuyển quá chậm so với xe tăng chiến đấu chủ lực MBT-70 do Đức-Mỹ hợp tác sản xuất.

Một mẫu xe chiến đấu bộ binh hoàn chỉnh cần phải chở được cả một nhóm bộ binh lên tới 12 người và được bọc giáp dày. Nhưng nếu quá tập trung vào bộ giáp, BMP trở nên nặng nề và chậm chạp.

Cũng trong thời gian này, quân đội Mỹ đặt ra yêu cầu phải chế tạo xe trinh sát vũ trang mới (ARSV). Để tiết kiệm chi phí, Mỹ đã kết hợp dự án xe chiến đấu bộ binh và ARSV.

Nhưng yêu cầu đặt ra lại dẫn đến mâu thuẫn. Xe chiến đấu bộ binh cần phải lớn hơn xe tăng để đứng vững trên chiến trường. Trong khi xe trinh sát lại cần phải gọn nhẹ, có khả năng tiếp cận mục tiêu mà không bị phát hiện.

Phiên bản thử nghiệm ra đời với tên gọi XM723 vào năm 1973. Xe chiến đấu bộ binh này nặng 21 tấn, có 3 thành viên tổ lái và mang theo tối đa 9 binh sĩ. Lớp giáp dày giúp chống chọi lại đạn súng máy hạng nặng 14.5mm của Liên Xô. Phía trên xe được trang bị pháp 20mm, binh sĩ cũng có thể khai hỏa phía sau xe bằng phiên bản M231 cải tiến của súng trường M16.

Quân bài hàng đầu Mỹ dùng vô hiệu hóa đòn hạt nhân Nga - 3

Siêu pháo hạt nhân M65 là một trong những vũ khí hạt nhân chiến thuật đáng gờm thời Chiến tranh Lạnh.

Để tăng cường hỏa lực cho xe chiến đấu bộ binh, XM723 được nâng cấp bằng pháo 25mm, hai ống phóng tên lửa chống tăng tầm xa TOW. Tuy nhiên, phiên bản này phải giảm thiểu số lượng binh sĩ có thể mang theo để nhường chỗ cho đạn tên lửa chống tăng và đạn pháo.

Trải qua thời gian, M723 bắt đầu được sản xuất đại trà, dẫn đến tên gọi phổ biến ngày nay là Xe Chiến đấu bộ binh Bradley, với hai phiên bản M2 và M3.

Theo tác giả Kyle Mikozami, may mắn rằng, quân đội Liên Xô và Mỹ đều không cần phải thử nghiệm mẫu xe chiến đấu bộ binh trong môi trường chiến tranh hạt nhân quy mô nhỏ.

Đó là minh chứng cho thấy một loại trang thiết bị vũ khí do Liên Xô tạo nên năm 1955 lại có thể làm thay đổi gián tiếp cách thức nước Mỹ tham chiến tại Iraq năm 2009.

Hiện tại, quân đội Mỹ đang chịu nhiều sức ép để thay thế mẫu xe M2 Bradley và xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams. Bởi Nga đang phát triển quân sự vượt bậc, đe dọa vị thế thống trị trên bộ của Mỹ nhờ vào siêu tăng T-14 Armata và các xe thiết giáp dựa trên phần khung của Armata.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN