“Quái vật” lấp đầy khoảng trống phòng không của Ukraine
Hệ thống FrankenSAM là sự kết hợp của bệ phóng chuẩn Liên Xô với đạn tên lửa chuẩn NATO. FrankenSAM được biết đến với biệt danh “quái vật” và kỳ vọng sẽ lấp đầy khoảng trống phòng không của Ukraine.
Ngày 17/10, Đức công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, trong số này có tên lửa RIM-7 Sea Sparrow và tên lửa không đối không AIM-9L/I-1 Sidewinder cho hệ thống FrankenSAM của Ukraine. Những tên lửa này đã được tích hợp vào các hệ thống phòng không Buk-M1 đã được sửa đổi của Ukraine trong khuôn khổ chương trình FrankenSAM, nhằm giải quyết tình trạng thiếu tên lửa.
Chương trình FrankenSAM là một sáng kiến hợp tác giữa Ukraine và Mỹ, nhằm nâng cao khả năng phòng không của Ukraine trước những mối đe dọa trên không gia tăng, bao gồm cả những mối đe dọa từ lực lượng Nga. Cách tiếp cận sáng tạo này liên quan đến việc tích hợp công nghệ tên lửa của Mỹ với các bệ phóng và radar từ thời Liên Xô, nhằm phát triển các hệ thống phòng không hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
Một trong những biến thể chính của chương trình là kết hợp tổ hợp phòng không Buk (SAM) của Liên Xô với tên lửa chống máy bay tầm ngắn RIM-7 Sea Sparrow của Mỹ. Hệ thống BUK-M1 (được NATO gọi là SA-11 Gadfly) thường có một radar và một bệ phóng với bốn tên lửa 9M38, 9M38M1. Việc tích hợp các tên lửa chống máy bay tầm ngắn RIM-7 Sea Sparrow vào hệ thống mặt đất này đánh dấu một đổi mới quan trọng.
Phát triển từ những năm 1960, Sea Sparrow là loại tên lửa dẫn đường bằng radar, sử dụng radar bán chủ động để theo dõi và tấn công các mục tiêu di chuyển nhanh. Nó có phạm vi hoạt động khoảng từ 18,5 đến 50 km. Được thiết kế để kích hoạt khi va chạm trực tiếp hoặc gần mục tiêu, đầu đạn của tên lửa có thể chống lại nhiều mối đe dọa trên không khác nhau.
Dự án FrankenSAM sử dụng các thành phần của hệ thống Buk-M1 và tên lửa RIM-7 Sea Sparrow (Nguồn: DVIDS/Armyrecognition).
Một biến thể khác liên quan là sự kết hợp này là với tên lửa tầm ngắn AIM-9M Sidewinder. AIM-9M Sidewinder có khả năng dẫn đường hồng ngoại và độ linh hoạt tốt hơn so với phiên bản trước đó. Với phạm vi hoạt động hiệu quả từ 8 đến 10 km, tên lửa AIM-9M nổi tiếng nhờ sự cơ động cao trong các tình huống chiến đấu.
Khả năng theo dõi và tấn công mục tiêu bằng cách sử dụng sự phát thải nhiệt như từ động cơ máy bay, khiến nó trở nên rất hiệu quả trong các cuộc chiến trên không, cận chiến hoặc trong các tình huống phòng thủ.
Việc điều chỉnh AIM-9M để sử dụng với các hệ thống mặt đất là một bước tiến đáng chú ý, cho phép lực lượng Ukraine tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có để tiêu diệt các mối đe dọa trên không, đặc biệt trong các cuộc giao tranh cận chiến.
Những hệ thống FrankenSAM này đã trải qua các thử nghiệm kỹ lưỡng tại Mỹ trước khi được triển khai tại Ukraine. Tầm quan trọng chiến lược của những hệ thống này đã được các quan chức quốc phòng nhấn mạnh, cho thấy vai trò của chúng trong việc lấp đầy những khoảng trống quan trọng trong khả năng phòng không của Ukraine.
Khái niệm hiện đại hóa các hệ thống vũ khí từ thời Liên Xô không phải là mới. Năm 2011, nhà sản xuất tên lửa MBDA đã trình diễn một phiên bản hiện đại hóa của hệ thống SA-6 Gainful của quân đội Séc, thay thế các bệ phóng Kub của Nga bằng các bệ phóng tên lửa Aspide 2000, qua đó nâng cao đáng kể khả năng của hệ thống.
Chương trình FrankenSAM đại diện cho cách tiếp cận thực tế và sáng tạo để củng cố khả năng phòng không của Ukraine. Bằng cách kết hợp công nghệ tên lửa của Mỹ với cơ sở hạ tầng phòng thủ từ thời Liên Xô, chương trình không chỉ tái sử dụng các nguồn lực hiện có mà còn giới thiệu những tiến bộ quan trọng trong công nghệ phòng không.
Trong bối cảnh các trận chiến đang diễn ra dữ dội ở khu vực biên giới Kursk của Nga, Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga đã triển khai các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng cũng như thiết bị quân sự của Ukraine ở khu vực hậu phương.
Nguồn: [Link nguồn]