Quả cầu lửa rơi xuống Trái đất năm 2018: Phát hiện bí mật tạo nên sự sống
Tháng 1.2018, một thiên thạch 12 triệu năm tuổi đã rơi xuống trái đất và thứ bao phủ bề mặt thiên thạch này khiến các nhà khoa học phải kinh ngạc, CNN đưa tin.
Thiên thạch rơi xuống Trái đất năm 2018 khiến giới khoa học kinh ngạc vì lớp hợp chất hữu cơ bao phủ bề mặt (ảnh: CNN)
Nghiên cứu mới nhất cho thấy, thiên thạch nói trên được bao phủ bởi 2.600 hợp chất hữu cơ, được ví như “mầm sự sống”. Theo các nhà khoa học, thiên thạch này đóng vai trò như những “sứ giả” của vũ trụ, đem sự sống ban phát khắp không gian.
Ngày 16.1.2018, các nhà khoa học đã sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất để nhanh chóng phát hiện vị trí của thiên thạch này. Nếu lâu ngày không được tìm thấy, thiên thạch ngoài vũ trụ rất có thể bị môi trường Trái đất làm biến đổi.
“Chúng tôi phải sử dụng radar thời tiết để phát hiện thiên thạch. Hệ thống này giúp hiển thị chính xác vị trí thiên thạch. Chúng tôi đã tìm thấy nó rất nhanh”, Philipp Heck – phó giáo sư Đại học Chicago – cho biết.
Thiên thạch này rơi xuống trúng một hồ băng, được cho là còn rất nguyên vẹn.
“Một lớp hợp chất hữu cơ đến từ ngoài Trái đất vô cùng phong phú được phủ bên ngoài của thiên thạch. Thời Trái đất còn sơ khai, những thiên thạch như này có thể đã tạo nên các mầm sống hữu cơ đầu tiên”, ông Heck nhận xét.
“Một thiên thạch rơi xuống Trái đất có thể mang đến cho chúng ta vô vàn những điều bất ngờ, những bí ẩn cần được giải mã”, Jennika Greer – đồng nghiệp với phó giáo sư Heck – nói.
Các nhà khoa học đặt cho thiên thạch chứa hơn 2.600 hợp chất hữu cơ mà họ phát hiện được là “Hamburg”.
Nghiên cứu về thiên thạch này lần đầu tiên được công bố hôm 27.10 trên tạp chí khoa học Meteoritics & Planetary Science.
Thiên thạch có tên “Hamburg” được phát hiện (ảnh: CNN)
Theo nghiên cứu, “Hamburg” có thể đã vỡ ra từ một hành tinh mẹ cách đây 12 triệu năm trước. Nó du hành xuyên không gian suốt thời gian đó trước khi hạ cánh xuống Trái đất.
“Đây là bằng chứng cho thấy thiên thạch từ vũ trụ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các hợp chất hữu cơ – tiền đề cho sự sống – tới Trái đất thủa còn sơ khai”, ông Heck nói.
Ông Heck nói mình đã bị “choáng váng” bởi sau 12 triệu năm lưu lạc ngoài vũ trụ, lớp hợp chất hữu cơ vẫn còn bám chặt ngoài bề mặt của thiên thạch “Hamburg”.
“Mỗi thiên thạch rơi xuống Trái đất đều rất quan trọng và đáng để nghiên cứu. Chúng có thể làm sáng tỏ lịch sử và nguồn gốc sự sống trên hành tinh”, ông Heck nhận xét.
Nguồn: [Link nguồn]
Hàng ngàn người đổ xô đến một thị trấn hẻo lánh ở Brazil, sau khi hàng trăm mảnh thiên thạch rơi xuống khu vực như...