Qua cả hành trình dài khổ đau và gian nan, Mỹ vẫn chưa yên với COVID-19
Trải qua những kỷ lục buồn trước khi triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, nước Mỹ giờ đây đang đối mặt nguy cơ mới từ biến chủng Delta.
Kể từ khi ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được ghi nhận vào tháng 1-2020, Mỹ đã trải qua nhiều cột mốc đáng buồn do dịch bệnh gây nên. Gần đây, tình hình nước Mỹ có vẻ khởi sắc khi chiến dịch tiêm chủng co toàn dân được đẩy mạnh. Quá trình đi từ đau thương đến niềm vui đó diễn ra thế nào?
COVID-19 manh nha bùng phát tại Mỹ
Theo đài ABC News, ngày 21-1-2020, Mỹ ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên là người đàn ông 30 tuổi ở bang Washington trở về từ TP Vũ Hán của Trung Quốc.
Hơn một tháng sau, vào ngày 26-2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) xác nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng ở bang California.
Theo CDC, chỉ trong ba tuần cuối tháng 2, đầu tháng 3, số lượng ca nhiễm COVID-19 đã tăng hơn 1.000 lần.
Bác sĩ an ủi bệnh nhân trong phòng chăm sóc đặc biệt. Ảnh chụp ngày 26-11-2020. Ảnh: GETTY IMAGES
Tờ The New York Times đánh giá rằng trong hai tháng đầu năm 2020, Mỹ đã thất bại trong việc xét nghiệm và truy vết các ca nhiễm COVID-19, trong khi nhiều nước chống dịch thành công nhờ hành động nhanh và dứt khoát ở giai đoạn này.
Ngày 13-3-2020 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do sự bùng phát của dịch COVID-19 và thông báo sẽ chi 50 tỉ USD ngân sách liên bang để chống dịch.
Theo tờ South China Morning Post, lúc này, trên thế giới có khoảng 140.730 người nhiễm COVID-19 và 5.373 ca tử vong, trong đó Mỹ có 1.678 ca nhiễm và 41 người chết.
Dịch bùng mạnh, Mỹ vỡ trận
Giữa tháng 3-2020, dịch COVID-19 đã có mặt trên 50 bang của Mỹ. Đến ngày 26-3-2020, Mỹ trở thành quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới với khoảng 82.000 ca nhiễm và 1.000 ca tử vong.
Theo CDC, nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát này là do Mỹ không coi trọng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như không hạn chế nhập cảnh với những đối tượng có nguy cơ nhiễm COVID-19, cho phép tổ chức và tham gia các sự kiện đông người, để mầm bệnh lọt vào những khu vực có khả năng phát tán rộng như bệnh viện và thách thức trong việc xét nghiệm phát hiện virus gây bệnh.
Các bác sĩ đang chăm sóc bệnh nhân COVID-19 ở một bệnh viện tại bang California. Ảnh: AP
Đến tháng 4 năm ngoái, Mỹ trở thành ổ dịch nguy hiểm nhất thế giới. Tính đến ngày 12-4-2020, theo Thống kê của ĐH John Hopkins (Mỹ), Mỹ đã ghi nhận hơn nửa triệu ca nhiễm và số người chết đã tăng lên hơn 20.600, đứng đầu thế giới về số ca tử vong do COVID-19.
Theo hãng tin Reuters, ở thời điểm đó, hầu hết các bang của Mỹ đã thực hiện lệnh giãn cách xã hội. Tuy nhiên, vì lo ngại ảnh hưởng kinh tế, giới chức Mỹ đã cân nhắc nới lỏng các quy định này.
Bất chấp cảnh báo nguy hiểm từ các chuyên gia y tế, tính đến hết ngày 30-4-2020, hơn 20 bang ở Mỹ đã nới lỏng các biện pháp hạn chế tại nhà hàng, cửa hàng bán lẻ và các hoạt động kinh tế khác với hy vọng thúc đẩy kinh tế hồi phục sau đại dịch, theo đài CNA.
Chính vì các biện pháp nới lỏng hạn chế này khiến tình hình COVID-19 ở Mỹ ngày càng tồi tệ. Cuối tháng 5-2020, số ca tử vong của Mỹ đã chạm mốc 100.000 và Mỹ tiếp tục hứng chịu thêm các đợt tái bùng phát dịch bệnh sau đó.
Đến cuối tháng 9, theo thống kê của ĐH Johns Hopkins, Mỹ là quốc gia có số người tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới trong nhiều tháng qua với con số ghi nhận được tới ngày 22-9 là hơn 200.000 người chết. Mỹ chiếm 4% dân số thế giới nhưng số ca tử vong lại chiếm đến 20% so với tổng số ca tử vong được ghi nhận trên toàn thế giới.
Trước con số tử vong khủng khiếp, trong cuộc phỏng vấn với vào tháng 10-2020, Chánh văn phòng Nhà Trắng khi đó là ông Mark Meadows khẳng định chính quyền Tổng thống Trump sẽ không cố gắng kiểm soát tình hình COVID-19 ở Mỹ. Lý do là sắp tới sẽ có vaccine cùng nhiều liệu pháp đặc trị khác cho đại dịch này, theo South China Morning Post.
Vaccine làm dịu căng thẳng COVID-19 ở Mỹ
Ngày 12-12-2020, Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Pfizer/BioNTech - vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên tại nước này, theo Reuters.
Tổng thống Joe Biden tiêm vaccine vào tháng 1-2021. Ảnh: GETTY IMAGES
Sau đó hai ngày, vào ngày 14-12-2020, Mỹ đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine đại trà. Vào ngày này, Mỹ cũng đã phải chứng kiến cột mốc đáng buồn khi có hơn 300.000 ca tử vong trong tổng số hơn 16,5 triệu ca nhiễm, theo thống kê của Đại học John Hopkins.
Sau khi lên nắm quyền vào tháng 1-2021, Tổng thống Joe Biden đã đẩy mạnh chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Mỹ và đặt mục tiêu 90% số người trưởng thành ở nước này có đủ điều kiện tiêm chủng trước ngày 19-4.
Mặc dù đẩy mạnh tiêm chủng vaccine nhưng Mỹ vẫn không thể thoát khỏi làn sóng bùng phát COVID-19 lần thứ tư vào khoảng cuối tháng 3-2021 trong bối cảnh biến thể B.1.1.7 được phát hiện đầu tiên ở Anh xuất hiện ở nước này.
Trước thời điểm đó, bên cạnh 11 bang của Mỹ không bắt buộc đeo khẩu trang từ khi đại dịch bùng phát, một số bang của Mỹ đã có kế hoạch bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, theo đài ABC.
Mặc dù số ca nhiễm ở Mỹ có tăng trong đợt tái bùng phát lần thứ 4, nhưng các chuyên gia cho rằng làn sóng COVID-19 lần này khác với những lần trước vì có ít ca bệnh nhập viện và tử vong hơn.
Sau đó, trong tuần thứ ba của tháng 5, số ca tử vong do COVID-19 giảm 5% xuống còn 3.969 ca. Đây là số ca tử vong ít nhất trong một tuần kể từ tháng 3-2020.
Tình hình ở Mỹ có vẻ tiến triển khả quan nên trong tháng 5, CDC đã gỡ bỏ lệnh bắt buộc đeo khẩu trang và không cần thực hiện giãn cách đối với những người được tiêm phòng đầy đủ.
Tính đến cuối tháng 5, khoảng 39% dân số Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ và 49% dân số đã được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19.
Gần 70% dân được tiêm, Mỹ vẫn lo biến chủng Delta đe doạ
Theo chuyên san National Geographic, trung bình 7 ngày tính đến ngày 26-6, số ca tử vong trong 24 giờ ở Mỹ đã giảm còn dưới 300 và 11.000 ca mắc mới. Như vậy, con số tử vong ở Mỹ giảm mạnh so với thời điểm đạt đỉnh vào giữa tháng 1 với hơn 3.400 người chết trong một ngày.
Tính đến ngày 25-6, theo CDC, khoảng 63% người Mỹ đã được tiêm ít nhất một liều và 53% đã được tiêm chủng đầy đủ.
Người dân Mỹ trên đường phố với khẩu trang chống dịch. Ảnh: AP
Mặc dù hơn nửa dân số Mỹ được tiêm nhưng nước này vẫn lo ngại trước biến biến thể B.1.617.2 (Delta) được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 22-6, tiến sĩ Anthony Fauci cho biết biến chủng Delta đã khiến số ca nhiễm tăng lên 10% so với hai tuần trước và biến thể này chiếm 20% ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ. Ông khẳng đinh biến chủng mới này sẽ là mối đe doạ lớn nhất đối với Mỹ trong nỗ lực chống dịch.
Tuy nhiên, có một tin mừng là trong tháng 5, chỉ có 1.200 người được tiêm chủng đầy đủ trong số hơn 853.000 ca nhập viện, chiếm khoảng 0,1%, theo hãng tin AP.
Theo AP, chỉ khoảng 150 người trong số hơn 18.000 ca tử vong do COVID-19 trong tháng 5 ở Mỹ là người đã được tiêm vaccine, tương đương khoảng 0,8%. AP phỏng đoán nếu tất cả người Mỹ đều được tiêm vaccine đầy đủ, số người chết vì COVID-19 có thể đạt con số 0.
Số liệu do CDC Mỹ cung cấp cho thấy phần lớn trường hợp tử vong vì COVID-19 ở Mỹ trong thời gian gần đây là những người...
Nguồn: [Link nguồn]