“Quả bóng” bất động sản Mỹ đang căng quá mức?
Doanh số bán nhà mới ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6,5 năm qua trong tháng 7 do lãi suất thế chấp cao kéo dài và giá bất động sản tiếp tục ở mức cao khiến người mua khó có khả năng chi trả.
Báo cáo từ Bộ Thương mại hôm 23-8 đã cho thấy số liệu về doanh thu bán nhà ở giảm và cho rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) làm chậm nền kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát đã làm hạ nhiệt thị trường nhà ở.
Ông Matthew Walsh, nhà kinh tế tại Công ty phân tích tài chính Moody's Analytics ở West Chester, Pennsylvania, cho biết: "FED đang đạt được những gì họ muốn. Thị trường nhà ở cần hạ nhiệt và lãi suất cao hơn là điều duy nhất giúp làm điều đó".
Doanh số bán nhà trong tháng 7 đã giảm 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái.Ảnh: Reuters
Doanh số bán nhà mới đã giảm 12,6% xuống mức điều chỉnh hằng năm theo mùa là 511.000 căn vào tháng trước, mức thấp nhất kể từ tháng 1-2016. Số nhà bán trong tháng 6 đã được điều chỉnh xuống 585.000 căn từ mức 590.000 căn được ghi nhận trước đó.
Doanh số bán nhà tăng ở Đông Bắc nhưng tăng mạnh ở phía Tây và Trung Tây cũng như miền Nam đông dân cư.
Theo hãng tin Reuters, các nhà kinh tế dự báo doanh số bán nhà mới, chiếm 9,6% doanh số bán nhà của Mỹ, sẽ giảm xuống còn 575.000 căn.
Doanh số bán nhà trong tháng 7 đã giảm 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số bán nhà từng đạt mức cao nhất là 993.000 căn vào tháng 1-2021, đây là mức cao nhất kể từ cuối năm 2006.
Chủ tịch FED Jerome Powell tuần trước báo hiệu ngân hàng trung ương Mỹ có khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa sau những đợt tăng lãi suất mạnh mẽ trước đó. Không có ngôi nhà nào được bán trong tháng trước có giá dưới 200.000 USD.
Mặc dù nhu cầu chậm lại, tốc độ tăng giá nhà vẫn mạnh mẽ. Giá nhà mới trung bình vào tháng 7 là 439.400 USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Có khoảng 464.000 căn nhà mới trên thị trường vào cuối tháng trước, mức cao nhất kể từ tháng 3-2008 và tăng từ 450.000 căn vào tháng 6. Trong số đó, số lượng nhà đang xây dựng chiếm 67,2%, nhà chưa xây dựng chiếm 23,1%. Số căn nhà đã hoàn thiện chiếm 9,7% lượng nhà tồn kho, thấp hơn nhiều so với mức trung bình dài hạn là 27%.
Số nhà mới tồn kho tiếp tục tăng khi ngày càng có nhiều người mua rời khỏi thị trường và người bán chật vật sau đại dịch. Tất cả những điều này cho thấy thị trường nhà ở tại Mỹ đang trong tình trạng mà các chuyên gia gọi là cuộc suy thoái thị trường nhà ở. Ông Ken H. Johnson, nhà kinh tế về nhà ở tại Trường ĐH Florida Atlantic, cho biết: "Giá nhà rõ ràng đang tăng với tốc độ trở nên đáng lo ngại".
Trong khi đó, ông Doug Duncan, nhà kinh tế trưởng của Công ty cho vay thế chấp Fannie Mae, tỏ ra lo ngại về sự ổn định của thị trường nhà ở. Trong quá khứ, giá nhà tăng mạnh là nguyên nhân dẫn đến "bong bóng bất động sản".
Nghĩ khác, nhà kinh tế trưởng Lawrence Yun thuộc Hiệp hội môi giới bất động sản Mỹ cho rằng thị trường sẽ chứng kiến một số đợt điều chỉnh giảm giá nhẹ do mất cân bằng giữa cung và cầu chứ không gây ra thiệt hại kinh tế trên diện rộng.
Nguồn: [Link nguồn]
Trung Quốc được cho là không muốn giải cứu đế chế bất động sản lớn thứ hai đất nước, yêu cầu các chính quyền địa phương chuẩn bị cho “bão lớn”.