'Quả bom hẹn giờ' tại Pháp phát tán virus SARS-CoV-2 ra khắp thế giới

Không ai ngờ, việc tụ tập gần 1 tuần lễ của các tín đồ Công giáo ở vùng heo hút của nước Pháp, biên giới với Đức, Thụy Sỹ hồi cuối tháng 2 lại chính là "quả bom hẹn giờ" phát tán virus SARS-Cov-2 khắp châu Âu và thế giới.

Đó là buổi lễ diễn ra tại một nhà thờ ở vùng Mulhouse, Pháp, bắt đầu vào ngày 18/2 và kéo dài 1 tuần lễ.

Hàng trăm người từ khắp nơi trên nước Pháp và thế giới đã tề tựu về Mulhouse, thành phố với 100.000 dân nằm ở biên giới giữa Pháp- Đức- Thụy Sỹ. Đối với nhiều tín đồ Công giáo, đây là cao điểm ngày lễ hàng năm tại nhà thờ này.

 Thế nhưng, một người trong số những người này đã mang trong mình virus corona chủng mới. Và buổi lễ cầu nguyện này là nơi khởi phát dịch COVID-19 tại Pháp, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Bắc Âu cho đến nay.

 Những tín đồ này đã vô tình mang virus SARS- CoV-2 tới tận bang Burkina Faso của Tây Phi, đến đảo Corsica ở Địa Trung Hải, đến Guyana ở Mỹ Latinh, tới Thụy Sĩ, đến một nhà máy điện hạt nhân của Pháp và vào các phân xưởng của một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu.

 Vài tuần sau, Đức đóng cửa một phần biên giới với Pháp, tạm hoãn hiệp ước đi lại tự do tồn tại hơn 25 năm qua.

 Các quan chức nhà thờ cho biết, 17 thành viên của nhà thờ đã chết vì các biến chứng liên quan đến COVID-19.

Nhà thờ Saint-Etiene tại Mulhouse, Pháp. Ảnh: Reuters

Nhà thờ Saint-Etiene tại Mulhouse, Pháp. Ảnh: Reuters

Pháp, giống như các chính phủ khác ở Bắc Âu, đã không áp đặt các hạn chế đối với các cuộc tụ tập đông người. Các cuộc tụ tập này không hề có thuốc sát khuẩn.

 Con trai của mục sư và cháu nội của người sáng lập nhà thờ cho biết: “Lúc đó, chúng tôi thấy COVID-19 là một cái gì đó rất xa vời”.

Cha của anh, Samuel, không có mặt trong một cuộc phỏng vấn vì ông đã bị nhiễm COVID-19.

Một ngày sau khi trường hợp COVID-19 đầu tiên liên quan đến nhà thờ được xác định vào ngày 29/2, các quan chức y tế công cộng đã tuân theo quy trình thông thường và truy tìm những người đã tiếp xúc với họ, để ngăn chặn sự lây lan.

 Lúc này, các thanh tra y tế nhận ra rằng, việc kiểm soát đã vượt khỏi tầm tay. Một số nhân viên của nhà thờ đã mắc COVID-19. Michel Vernay, một nhà dịch tễ học của cơ quan y tế công cộng quốc gia Pháp cay đắng thừa nhận: “Một quả bom hẹn giờ trước mắt chúng tôi mà không biết”.

Đi tìm nguồn lây bệnh

Theo một quan chức y tế, tại buổi lễ cầu nguyện có hai người con đứng bên ngoài nhà thờ, đứa lớn 5 tuổi và đứa nhỏ 1 tuổi. Người mẹ bị ốm phải nằm nhà, nhưng ông ngoại đã đưa hai đứa trẻ đến nhà thờ.

Hai đứa trẻ này và người mẹ về sau đã xét nghiệm dương tính với virus SARS- CoV-2 và người mẹ được cho là nguồn lây bệnh.

Theo con trai người sáng lập nhà thờ ở Mulhouse, với lịch trình cầu nguyện kéo dài một tuần lễ, buổi đông nhất có tới hơn 2.500 người tham dự, buổi vắng hơn cùng gần 1.000 người tham dự. Trong khi đó người phát ngôn nhà thờ khẳng định, buổi cầu nguyện cuối cùng ngày 21/2 không ai có dấu hiệu giống như cảm cúm cả. Trong khi đó, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Pháp đã lên tới 12 người.

Cuối tháng 2, Widmer, người chơi trống trong dàn nhạc của buổi lễ cầu nguyện ở Welhous đã bắt đầu cảm thấy không khỏe. Vợ và ba người con của anh cùng mẹ vợ cũng bị ốm.

Ngày 3/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận 91 ca nhiễm COVID-19 tại Pháp, nâng tổng số ca nhiễm bệnh ở nước này lên 191.

Việc phát hiện người phụ nữ và hai người con của bà bị nhiễm COVID-19 đã được đưa lên facebook khiến cho nhiều người tham dự các buổi lễ cầu nguyện tại nhà thờ ở Milhouse lập tức liên hệ với bác sỹ.

Virus SARS- CoV-2 đã bắt đầu lan ra khắp gia đình của người sáng lập nhà thờ.

Mulhouse- một trong bốn ổ dịch COVID-19 của thế giới

Cách khu vực biên giới vài km, các quan chức địa phương nhận được báo cáo từ Viện Robert Koch, một viện sức khỏe cộng đồng của Đức, rằng miên đông nước Pháp đã được liệt kê là một trong danh sách bốn khu vực có nguy cơ lây lan virus corona khắp thế giới, cùng với Hồ Bắc của Trung Quốc, Iran, Italy và thành phố Daegu của Hàn Quốc.

Vào ngày 11/3,  số ca nhiễm COVID-19 của Pháp đã nhảy vọt lên 1774 ca, trong đó có 33 người tử vong.

Theo thống kê chính thức, trong số 45.000 công nhân Pháp đi làm việc tới Đức hằng ngày, có tới 1/5 số người là người dân vùng Mulhouse. Phần lớn trong số họ làm việc trong các nhà máy công nghiệp của Đức, trong đó có trụ sở chính của nhà máy xe hơi Porsche và Mercedes- Benz.

Sau khi tham dự buổi lễ cầu nguyện tại Mulhouse, một công nhân làm việc tại nhà máy điện hạt nhân của Pháp ở gần Mulhouse đã có xét nghiệm dương tính với COVID-19. Người điều hành nhà máy đã ra lệnh cho hơn 20 công nhân phải cách ly tại nhà.

Môt người khác tham gia buổi lễ cầu nguyện đó cũng làm việc tại nhà máy Peugeout Citroen ở Mulhouse, mặc dù người này không nhiễm bệnh.

Các quan chức Đức tại bang Baden- Wuerttemberg đã quyết định hành động. Họ áp đặt việc giới hạn đi lại xuyên biên giới Pháp- Đức.

Chính phủ Pháp đã yêu cầu Berlin giải thích về việc làm này. Ngày 16/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói chuyện với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Họ đã nói với nhau về ổ dịch ở miền đông nước Pháp và nguy cơ từ những người đi làm xa. Sau đó, hai vị lãnh đạo đã nhất trí đóng cửa biên giới và chỉ cho những xe chở hàng và những người có lý do cấp thiết đi qua biên giới.

Thế nhưng, dịch bệnh đã lan rộng. Một cư dân ở Thụy Sỹ tham dự buổi lễ cầu nguyện đó đã về nước và mang theo virus SARS- CoV-2 về Lausanne. Nhà chức trách về y tế của Pháp cho biết, họ đã phát hiện 5 người đã tới tham dự buổi lễ cầu nguyện này cũng có xét nghiệm dương tính COVID-19.

Trở lại đảo Corsica, quê hương của bà Antoinette,người đã tham dự buổi lễ cầu nguyện tại Mulhouse. Khi trở về, bà Antoinette đã đi lễ nhà thờ ở Ajaccio. Ngày 2/3, 9 ngày sau khi trở về nước, bà đã nhận được cuộc điện thoại từ Mulhouse báo rằng dịch bệnh đã bùng phát ở đây.

Bà đã tới bệnh viện xét nghiệm và ngày 4/3, bà trở thành một trong những ca đầu tiên nhiễm COVID-19 tại đảo Corsica. Kể từ đó bà đã được cách ly. Ngày 27/3, đã có tới 263 người bị nhiễm COVID-19 tại đảo Corsica và có 21 người tử vong.

Bà Antoinette kể, từ ngày 16/3, đã nhiều người dân ở đảo Corsic đã chỉ tay vào mặt bà và chỉ trích bà là người đã mang virus tới đảo Corsica.

Ngày 20/3, Pháp đã ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm COVID-19. Khoảng 1/4 trong số này là người dân ở miến đông nước Pháp, trong đó có Mulhouse.

Do số ca nguy kịch quá nhiều mà số giường bệnh không đủ, một số bệnh nhân đã phải dùng trực thăng bay sang Thụy Sỹ, Đức và Luxembourg chữa bệnh. Quân độ Pháp đã phải thành lập một bệnh viện dã chiến bên trong các lều bạt khung kim loại.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Trường hợp đầu tiên trên thế giới nhiễm 2 chủng SARS-CoV-2 đồng thời

Một người dân Iceland xét nghiệm dương tính với Covid-19 bị nhiễm tới 2 biến chủng virus SARS-CoV-2 và đây là lần đầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÀ THU - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN