“Quả bom hẹn giờ” nổi trên biển có thể gây ra thảm họa khủng khiếp nhất thế giới
Một tàu chở dầu bị bỏ hoang ngoài khơi Yemen, bên trong chứa 1,1 triệu thùng dầu, đang xuống cấp trầm trọng, có thể gây rò rỉ dầu thô ra ngoài môi trường bất cứ lúc nào.
Tàu chở 1,1 triệu thùng dầu bị bỏ hoang nay được coi là "quả bom hẹn giờ" cực kỳ nguy hiểm.
Theo SCMP, tàu chở dầu FSO Safer đã nằm ở ngoài khơi Yemen suốt 5 năm qua mà không có bất kỳ hoạt động bảo dưỡng nào. Cuộc nội chiến giữa phiến quân Houthi và chính phủ Yemen nổ ra năm 2015 khiến số phận con tàu rơi vào bất định.
Con tàu 45 năm tuổi chở theo 1,1 triệu thùng dầu trị giá khoảng 40 triệu USD, trở thành tâm điểm tranh chấp giữa phiến quân Houthi và chính phủ Yemen.
Hôm 12.7, phiến quân Houthi cho phép nhóm chuyên gia của Liên Hợp Quốc tiếp cận con tàu để đánh giá mức độ hư hại.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng nhóm họp đặc biệt vào ngày 15.7 để thảo luận về cuộc khủng hoảng đối với tàu chở dầu FSO Safer.
Theo thông tin mới nhất, nước biển đã tràn vào bên trong khoang máy của tàu, tiềm ẩn nguy cơ tạo thành thảm họa, phát ngôn viên Liên Hợp Quốc, Stephane Dujarric nói.
Chính phủ Yemen đã yêu cầu Liên Hợp Quốc can thiệp vì lo lắng con tàu sẽ bị rò rỉ dầu ra biển hoặc nổ tung “tạo thành thảm họa môi trường khủng khiếp nhất trên thế giới”.
Con tàu đã neo ở ngoài khơi Yemen được 5 năm mà không có bất cứ hoạt động bảo trì nào.
Mohamed Ali al-Houthi, thủ lĩnh tối cao của phiến quân Houthi, bước đầu đồng ý cho chuyên gia đến sửa chữa tàu, nhưng yêu cầu được chia phần trong số 1,1 triệu thùng dầu của tàu.
Thủ tướng Yemen Maeen Abdulmalik Saeed, nói số tiền thu được từ bán dầu trên tàu chỉ nên được sử dụng cho mục đích y tế và nhân đạo.
Con tàu đang trở thành “quả bom hẹn giờ” khi tình trạng hư hại trên tàu càng rõ rệt. Hồi tháng 5, tàu bị rò rỉ nước làm mát, khiến nước biển tràn vào bên trong khoang máy.
Các thợ lặn của cơ quan thăm dò và sản xuất đầu khí Yemen khi đó đã phải tạm thời khắc phục rò rỉ, sau khi được phiến quân Houthi đồng ý.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi tuần trước cảnh báo nếu dầu rò rỉ ra môi trường, “sẽ tạo ra thảm họa đối với toàn bộ hệ sinh thái Biển Đỏ, làm ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển của các tàu thuyền trong khu vực”.
“Con tàu tiềm ẩn nguy cơ tạo ra 2 thảm họa. Một là thảm họa môi trường lớn nhất lịch sử và hai là thảm họa về nhân đạo, vì cảng Hodeida của Yemen sẽ không còn sử dụng được”, Lise Grande, điều phối viên của Liên Hợp Quốc, nói.
Cảng Hodeida là nguồn sống của khu vực phía bắc Yemen vì có tới 90% hàng hóa đi qua khu vực này. Cảng hiện do phiến quân Houthi nắm quyền kiểm soát.
Theo dự báo, 1,1 triệu thùng dầu tràn ra biển sẽ khiến hệ sinh thái ở khu vực tuyệt diệt trong suốt 30 năm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 126.000 ngư dân.
Tàu FSO Safer do Nhật Bản đóng vào những năm 1970 và chuyển giao cho chính phủ Yemen vào những năm 1980 để chứa tối đa 3 triệu thùng dầu khai thác từ mỏ ở Marib.
Dầu thô sau đó sẽ được xuất đi nước ngoài. Con tàu dài 360 mét và có 36 khoang chứa dầu.
Ngày 6.7, lượng mưa đã tăng đột ngột ở khu vực miền Nam Trung Quốc. Theo thông tin mới nhất, mực nước tại 304 con sông...
Nguồn: [Link nguồn]