"Quả bom hẹn giờ" khiến Trái đất nóng lên gây lo ngại

Các khu rừng ở vùng cực Bắc của thế giới có thể trở thành "quả bom hẹn giờ" gây ô nhiễm làm nóng hành tinh, khi các đám cháy rừng ngày càng lan rộng đã giải phóng lượng carbon cao kỷ lục, theo một nghiên cứu mới.

Khói bốc lên trong một vụ cháy rừng ở Siberia năm 2021.

Khói bốc lên trong một vụ cháy rừng ở Siberia năm 2021.

Sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu vệ tinh mới, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, kể từ năm 2000, các vụ cháy rừng vào mùa hè đã lan rộng ra các khu rừng bao quanh phần cực Bắc của Trái đất.

Hiện tượng cháy rừng ở cực Bắc thường chiếm 10% ô nhiễm carbon liên quan đến cháy rừng toàn cầu. Nhưng vào năm 2021, tỉ lệ này đã tăng vọt lên 23%, theo nghiên cứu. Nguyên nhân là do hạn hán và nắng nóng khắc nghiệt ở Siberia và Canada đã góp phần gây ra các đám cháy dữ dội.

"Các khu rừng ở cực Bắc có thể là một quả bom hẹn giờ chứa carbon và sự gia tăng của các vụ cháy rừng gần đây khiến chúng tôi lo ngại, tương tự như việc quả bom đang ngày càng có nguy cơ bị kích nổ", Steven Davis, giáo sư tại Đại học California ở Mỹ, nói.

Các khu rừng này trải dài từ Canada cho tới Alaska, Mỹ và Nga, là quần thể sinh học lớn nhất thế giới. Khu vực này có mật độ carbon dày đặc, giải phóng ô nhiễm carbon làm nóng hành tinh gấp 10 đến 20 lần cho mỗi đơn vị diện tích bị đốt cháy so với các hệ sinh thái khác.

Năm 2021, vùng Siberia của Nga trải qua tình trạng cháy rừng tồi tệ nhất với 18,16 triệu hécta bị thiêu rụi. Tháng 7 năm đó, phi công Svyatoslav Kolesov nói trên đài CNN rằng, không thể bay qua vùng Yukutia, phía đông nước Nga vì khói từ đám cháy bốc lên quá dày đặc.

"Những đám cháy rừng mới cũng xuất hiện ở phía bắc Yakutia, ở những nơi trước đó nó hoàn toàn không có cháy", Kolesov nói.

Cháy rừng đang ngày càng trở nên lớn hơn và dữ dội hơn và cũng đang xảy ra ở những nơi vốn không thường ghi nhận các đám cháy, nhà nghiên cứu Bo Zheng tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, nói với CNN.

Ông Bo dự đoán tình hình có thể tồi tệ hơn khi nhiệt độ Trái đất tăng lên. Nhiệt độ cao hơn khuyến khích sự phát triển của thảm thực vật. Thảm thực vật sau đó bị khô hạn trong các đợt nắng nóng, làm tăng nguy cơ cháy rừng.

“Chúng ta đang đối mặt với mối liên hệ nguy hiểm giữa khí hậu và các đám cháy rừng ở cực Bắc", ông Bo nói. "Các đợt cháy rừng cực đoan như năm 2021 nhiều khả năng sẽ còn xuất hiện với tần suất lớn hơn, thải một lượng lớn CO2 dẫn đến việc Trái đất càng nóng hơn", ông Bo nói thêm.

Phát hiện mới này là “một lời cảnh báo rõ ràng khác về sự cần thiết của việc cần phải giảm đáng kể lượng khí thải CO2”, Jeff Wells, chuyên gia tại tổ chức bảo tồn National Audubon Society, nói. Các quốc gia cũng cần thúc đẩy vai trò của các cộng đồng người bản địa trong việc bảo vệ rừng.

Mức độ hủy diệt kinh hoàng của “bom hẹn giờ khủng khiếp nhất Trái đất”

Một siêu núi lửa ẩn sâu 11km dưới mực nước biển, có thể tạo ra khu vực thảm họa lớn gấp 10 triệu lần "Khu vực số 0" trong vụ khủng bố ngày 11.9 ở Mỹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Thảm họa thiên nhiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN