Phương Tây trừng phạt Nga: Trạng chết chúa cũng băng hà
Trừng phạt Tổng thống Vladimir Putin và Nga vì vấn đề Ukraine sẽ khiến phương Tây phải trả giá trên sân nhà, bởi vì để đánh vào chỗ hiểm của Nga, phương Tây sẽ phải tự làm tổn thương tất cả, CNN bình luận ngày 23/2.
Nga là quốc gia sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới, vì vậy nhiều nước phụ thuộc vào hàng xuất khẩu Nga. Trên thực tế, hơn một phần ba lượng khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU) phụ thuộc vào Nga.
Đó là lý do việc Đức đình chỉ chứng nhận đường ống Nord Stream 2 cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho Đức gây nhiều ấn tượng mạnh. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói về sự phụ thuộc của EU.
Hôm thứ Ba, ông Medvedev đăng trên Twitter: “Chào mừng bạn đến với thế giới mới dũng cảm, nơi người châu Âu sẽ sớm trả 2.000 euro cho 1.000 mét khối khí đốt tự nhiên” (tức gấp đôi giá hiện nay).
Tuyến đường ống Nord Stream 2 từ Nga xuyên biển Baltic đến Đức mà không đi qua Ukraine như tuyến đường ống cũ Nord Stream. Đồ họa: Kyiv Post.
Cách hiệu quả nhất để nhắm vào Nga bằng các lệnh trừng phạt là cắt nguồn cung cấp dầu và khí đốt tự nhiên cho phương Tây. Nhưng điều đó có thể kích động tăng giá nhiên liệu cao hơn nữa và gây tổn thương nhiều hơn cho người tiêu dùng.
Giá dầu đã ở gần mức cao nhất trong 8 năm qua và là động lực chính của lạm phát. Thực tế đó đang gây ra nhiều thiệt hại về mặt chính trị và các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ khó mà tung đòn kiểu “Trạng chết chúa cũng băng hà” như vậy.
Nhà phân tích chính trị Josh Rogin nói: “Tổng thống Mỹ phải lo lắng về các cuộc thăm dò trong nước khi ông ấy sắp bước vào mùa bầu cử mới và các nhà lãnh đạo ở châu Âu cũng có những ràng buộc chính trị trong nước. Điều đó cuối cùng sẽ giới hạn phạm vi phản ứng, phạm vi hành động mà các đồng minh có thể thực hiện để đáp lại các động thái của ông Putin. Tất nhiên, ông Putin biết điều đó. Đó là thực tế của các nền dân chủ và đó là một lợi thế cho ông Putin mà ông ấy chắc chắn sẽ khai thác”.
Nhà Trắng và các đồng minh đã công bố vòng trừng phạt đầu tiên của họ - đối với hai ngân hàng, nợ chính phủ và một số nhà tài phiệt Nga. Sẽ có thêm nhiều biện pháp trừng phạt nếu Tổng thống Putin không xuống thang.
Công nhân tại công trường xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 ở Nga vào năm 2019. Ảnh: Reuters.
Làm sao đảm bảo nguồn cung dầu khí?
Tổng thống Biden thừa nhận các lệnh trừng phạt cũng sẽ gây thiệt hại cho người Mỹ. “Bảo vệ tự do cũng sẽ gây tổn hại cho chúng ta và ở đây là trên sân nhà”, ông Biden nói hôm thứ Ba. Theo ông, đối phó chi phí năng lượng cao hơn là điều cực kỳ quan trọng.
“Chúng tôi đang giám sát chặt chẽ nguồn cung cấp năng lượng xem có bất kỳ sự gián đoạn nào không và thực hiện kế hoạch phối hợp với các nhà tiêu thụ và nhà sản xuất dầu lớn nhằm đầu tư tập thể để đảm bảo sự ổn định và nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu”, Tổng thống Biden nói.
Điều đó có thể có nghĩa là gì? Gây áp lực buộc các nhà sản xuất phải mở kho, phối hợp giải phóng các kho dự trữ dầu chiến lược với các đồng minh, miễn thuế khí đốt hoặc ưu đãi cho các nhà sản xuất đá phiến trong nước.
Nhưng công cụ của tổng thống có hạn. Ông Rogin nói: “Chúng ta có đòn bẩy, ông Putin có đòn bẩy và khi tất cả chúng ta đã tận dụng tất cả các đòn bẩy của mình, chúng ta sẽ quay trở lại con số không tròn trĩnh. Khả năng thao túng thị trường năng lượng của người Nga sẽ luôn lớn hơn khả năng giảm thiểu những thao túng đó của người châu Âu”.
Trong khi đó, Greg Valliere của công ty quản lý đầu tư AGF Investments (trụ sở ở Canada) nói với khách hàng rằng, Nga có thể ra đòn với ba mục tiêu chính: “Đẩy phần lớn phương Tây vào cuộc khủng hoảng kinh tế lạm phát cao; chia rẽ Mỹ giữa những người theo chủ nghĩa cô lập và những người theo chủ nghĩa quốc tế, và phát động một cuộc chiến tranh mạng nhằm vào Mỹ và Kiev, làm gián đoạn mọi thứ từ máy ATM tới phòng họp của công ty”.
Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine tham dự tập trận ở ngoại ô Kiev năm 2021. Ảnh: Reuters.
Nguồn: [Link nguồn]
Dù đã và chuẩn bị tung ra một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, nhưng Mỹ và các đồng minh phương Tây vẫn chưa rõ liệu các lệnh trừng phạt này gây ra bao nhiêu áp...