Phụ nữ Trung Quốc độc thân, giàu có mới được coi là thành công?

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

“Đừng khoe ra nếu túi của cô không phải của thương hiệu Hermes”. Đó là cảnh thường thấy trong bộ phim truyền hình Trung Quốc mang tên “30 chưa phải là hết”, theo SCMP.

Một cảnh trong bộ phim truyền hình Trung Quốc mang tên “30 chưa phải là hết”.

Một cảnh trong bộ phim truyền hình Trung Quốc mang tên “30 chưa phải là hết”.

Lý do là nhân vật chính chỉ đeo túi Chanel trị giá 4.800 USD đến buổi gặp mặt của một nhóm những người phụ nữ quyền lực. Những người khác đeo túi Hermes Birkin hoặc là Kelly, giá thấp nhất cũng hơn 12.000 USD, theo SCMP.

Nhân vật chính cuối cùng phải mua một chiếc túi khác giá trị tương đương mới được nhóm người phụ nữ chấp nhận và được tiếp cận cơ hội kinh doanh.

Sau khi bộ phim phát sóng tại Trung Quốc vào năm ngoái, cư dân mạng đã tranh cãi nảy lửa về túi của Chanel và Hermes, hai thương hiệu thời trang hạng sang bậc nhất.

Một nghiên cứu gần đây của công ty Bernstein cho thấy các bộ phim truyền hình đã phản ánh phần nào xã hội Trung Quốc, về vấn đề tiêu dùng của phụ nữ.

Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, Trung Quốc đã trải qua một thời kỳ thịnh vượng chưa từng có trong 40 năm. “Phim truyền hình Trung Quốc trở thành một tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội, đưa của cải và tiền bạc lên vị trí trung tâm”, nghiên cứu viết.

Theo nghiên cứu, phụ nữ Trung Quốc đang thống trị thị trường tiêu dùng kể từ năm 2018. Nhóm phụ nữ từ 26-35 là nhân tố chính trong thị trường xa xỉ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, phụ nữ Trung Quốc ngày càng tăng cường mua sắm khi họ tiếp cận nền giáo dục tốt hơn và kiếm được nhiều tiền hơn.

Tiêu chuẩn thành công của phụ nữ Trung Quốc ngày nay đã thay đổi.

Tiêu chuẩn thành công của phụ nữ Trung Quốc ngày nay đã thay đổi.

Họ sẵn sàng chi mạnh tay cho bản thân để tự thưởng cho sự chăm chỉ và thành công của mình. “Các nhãn hiệu thời trang xa xỉ trở thành công cụ để các phụ nữ chứng minh tên tuổi. Họ mua đồ xa xỉ để thỏa mãn cảm giác sở hữu những thứ đặc biệt ít người sở hữu”, nghiên cứu cho biết.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những bộ phim truyền hình như “30 chưa phải là hết” phản ánh quan niệm đang thay đổi ở Trung Quốc, rằng một người phụ nữ thành công không phải là có một cuộc hôn nhân tốt, mà là phải tự mình làm nên thành công, trở nên giàu có.

“Các nhân vật nữ chính ở Trung Quốc ngày nay đều có điểm chung. Đó là họ trẻ, đẹp, có học vấn cao và tự chủ về kinh tế”, các nhà nghiên cứu viết.

Hình mẫu điển hình có thể nhắc đến là một phụ nữ tự mua nhà bằng tiền mình kiếm được trong công việc. Cô mặc đồ thời trang xa xỉ, sống theo kiểu phương Tây, chuyên tập gym và đặc biệt yêu thích salad.

Các nhà nghiên cứu nhận định, phụ nữ Trung Quốc đang chịu nhiều sức ép để có thể là một phụ nữ thành công theo quan niệm xã hội ngày nay. “Xinh đẹp, quý phái, giàu có và có tài năng được đặt lên hàng đầu, sau đó mới là hôn nhân”, các nhà nghiên cứu kết luận.

Điều bất thường ở Trung Quốc trước thềm Tết Nguyên đán 2021

Tết Nguyên đán năm 2021 đang đến gần, nhiều người dân Trung Quốc làm việc xa nhà, có kế hoạch về quê đón Tết cùng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN