Phóng sát thủ diệt tàu sân bay trước mắt máy bay Mỹ, TQ mắc sai lầm lớn?
Trung Quốc có thể không lường trước rằng Mỹ đã điều máy bay trinh sát chuyên phát hiện tên lửa đạn đạo RC-135S ra Biển Đông, thu thập dữ liệu về đợt phóng tên lửa đạn đạo diệt hạm uy lực.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 của Trung Quốc.
Theo The Drive, Lực lượng Tên lửa Chiến lược Trung Quốc đã phóng một số lượng chưa xác định tên lửa đạn đạo xuống Biển Đông.
Các tên lửa được phóng từ đại lục, rõ ràng gửi lời cảnh báo đến các tàu chiến Mỹ hoạt động trong khu vực, đặc biệt là tàu sân bay.
Theo nguồn tin quân sự giấu tên nói trên tờ SCMP, Trung Quốc đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26B và một tên lửa đạn đạo DF-21D ra Biển Đông.
Trong khi đó, một quan chức quốc phòng Mỹ nói trên Reuters, rằng Trung Quốc phóng 4 tên lửa đạn đạo tầm trung. Phía Mỹ đang đánh giá loại tên lửa này.
Tên lửa DF-21D và DF-26 đều được thiết kế để tấn công các mục tiêu di chuyển trên biển, bao gồm tàu sân bay. Truyền thông Trung Quốc từng mô tả DF-21D là “sát thủ diệt tàu sân bay Mỹ”.
Trung Quốc có thể dễ dàng phóng tên lửa từ sâu bên trong lãnh thổ, khiến Mỹ không thể kịp đánh chặn ở giai đoạn đầu tiên. Điều này chứng minh năng lực chống xâm nhập, chống tiếp cận của Trung Quốc (A2/AD), theo Popular Mechanic.
Để đối phó với nguy cơ này, hải quân Mỹ đang tìm cách mở rộng bán kính chiến đấu của tàu sân bay, giảm thiểu tối đa rủi ro trở thành mục tiêu của tên lửa Trung Quốc.
Hai tàu sân bay Mỹ hiện diện ở Biển Đông hồi tháng 7.
Nhưng điều Trung Quốc có thể không ngờ đến, là việc một máy bay trinh sát RC-135S Cobra Ball của Mỹ đã có mặt từ trước, quan sát và lưu lại thông tin về vụ phóng tên lửa, theo The Drive.
RC-135S là mẫu máy bay chuyên thu thập hình ảnh quang học và dữ liệu điện tử của các vụ phóng tên lửa đạn đạo. Chiếc RC-135S cũng có thể đã quan sát được khoảnh khắc đầu đạn tên lửa lao xuống Biển Đông.
Những thông tin và hình ảnh mà chiếc RC-135S gửi về có thể giúp quân đội Mỹ hiểu rõ hơn về đặc tính chiến đấu của tên lửa đạn đạo Trung Quốc, từ đó cải thiện lá chắn tên lửa đạn đạo của Mỹ.
Theo phân tích của The Drive, chiếc RC-135S đã bay từ căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa, Nhật bản xuống vùng đông bắc Biển Đông.
Máy bay có một lần đổi hướng gấp, sau đó bay thẳng về căn cứ. Đây là phương pháp thường thấy của những chiếc KC-135S để chụp hình, đo đạc từ xa, thống kê dữ liệu điện tử khi đầu đạn tên lửa đang lao xuống từ trên cao.
Có thể nói, Trung Quốc đã chứng minh năng lực tấn công tàu sân bay Mỹ từ xa, nhưng Mỹ cũng âm thầm quan sát để tìm giải pháp đối phó.
Nguồn: [Link nguồn]
Trung Quốc không có năng lực đánh chặn máy bay trinh sát tầm cao U-2 của Mỹ, trong khi mẫu máy bay này được trang bị hàng...